Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> 3 món ăn bài thuốc Y học cổ truyền dành cho người thiếu máu

3 món ăn bài thuốc Y học cổ truyền dành cho người thiếu máu

3 món ăn bài thuốc Y học cổ truyền dành cho người thiếu máu
Bình chọn:

Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng, đây là chứng bệnh nhiều người mắc phải. Trong y học cổ truyền có một số bài thuốc hay giúp cải thiện chứng bệnh này như sau.

3 món ăn bài thuốc Y học cổ truyền dành cho người thiếu máu

3 món ăn bài thuốc Y học cổ truyền dành cho người thiếu máu

Triệu chứng của thiếu máu

Thiếu máu có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng khi cơ thể không nhận đủ chất sắt trong chế độ ăn hằng ngày. Thiếu sắt mạn tính dẫn đến thiếu máu toàn diện.

Thiếu sắt khiến người bệnh có biểu hiện mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc ở người lớn, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên.

Các biểu hiện hay gặp ở những người thiếu máu là: mệt mỏi, mất ngủ, dễ bị kích thích, giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ.

Một số biểu hiện khác có thể nhận thấy như: Tóc khô, móng tay giòn, dễ gãy… theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội, để chẩn đoán chính xác thì cần làm xét nghiệm máu và điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định uống thêm thuốc bổ sung sắt hàng ngày, kết hợp với chế độ ăn giàu sắt với các thực phẩm như: Gan, cá, trứng, sữa, thịt bò, đậu, các loại hạt, rau có màu xanh đậm…

Triệu chứng của thiếu máu

Triệu chứng của thiếu máu

Y học cổ truyền điều trị thiếu máu như thế nào?

Khi bị thiếu máu, cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý căn bản và triệt để.

Theo quan điểm trong y học cổ truyền, thiếu máu có thể do các nguyên nhân:

  • Khí trệ huyết ứ.
  • Khí huyết lưỡng hư.
  • Thận âm dương lưỡng hư.
  • Can thận âm hư.
  • Tỳ thận dương hư.

Để điều trị, ngoài việc dùng thuốc, y học cổ truyền còn chú trọng phối hợp sử dụng dược phẩm và thực phẩm nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn.

Một số món ăn bài thuốc cải thiện chứng thiếu máu

Sau đây là một số món ăn bài thuốc giúp cải thiện chứng thiếu máu:

Bài 1:

Nguyên liệu gồm: Sinh hoàng kỳ 20g, đương quy 10g, gừng tươi 15g, đại táo 10 quả, đẳng sâm 20g, thịt gà 100g. Cách làm như sau: thịt gà chặt miếng, giã nát gừng, các vị thuốc rửa sạch, bỏ tất cả nguyên liệu vào nồi hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ là được, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Món ăn bài thuốc này có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, áp dụng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư với các triệu chứng như đầu choáng mắt hoa, khó thở, dễ hồi hộp, tiếng nói nhỏ yếu, chảy máu chân răng, chảy máu cam, chất lưỡi nhợt, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh nhỏ.

Vị thuốc hoàng kỳ dùng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư

Vị thuốc hoàng kỳ dùng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư

Bài 2:

Nguyên liệu gồm: vỏ lụa hạt lạc 50g, gạo nếp 50g, Gan lợn 100g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Cách làm: gan lợn làm sạch sau đó thái miếng, gạo nếp đãi kỹ ngâm qua, gừng thái chỉ, hành cắt đoạn. Cho gạo nếp cùng với vỏ lạc vào nồi sau đó đem ninh thành cháo, sau đó cho gan lợn và gừng vào đun sôi chừng 10 phút là được, thêm gia vị vừa đủ, chia ăn nóng vài lần trong ngày.

Món ăn bài thuốc này có tác dụng bổ huyết dưỡng huyết, áp dụng cho người bị thiếu máu thuộc thể huyết hư với các triệu chứng: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt; kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế kinh; sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực;

Bài 3:

Nguyên liệu gồm: Nhung hươu 5g, gừng tươi 10g, thịt gà 100g. Cách làm như sau: Thịt gà làm sạch chặt miếng, nhung hươu thái phiến, gừng tươi giã nát. Cho thịt gà và gừng vào nồi ninh kỹ trong 60 phút, tiếp đó bỏ nhung hươu vào nồi đun tiếp trong 120 phút, đủ gia vị, chia ăn vài lần.

Bác sĩ YHCT giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, bài thuốc này có tác dụng bổ thận dương, ích tinh dưỡng huyết, dùng cho người thiếu máu thuộc thể tỳ thận dương hư. Biểu hiện bằng các triệu chứng: Sợ lạnh, tay chân lạnh, gân cốt suy yếu, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, khó thụ thai, mệt mỏi, đầu nặng mắt hoa, tai ù, sắc mặt nhợt nhạt, có thể có phù nhẹ chi dưới, đại tiện lỏng loãng.

Nguồn: Ykhoaviet.edu.vn tổng hợp.

Tham khảo Sức khỏe đời sống.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *