Danh mục
Trang chủ >> Chưa được phân loại >> Bác sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Bác sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Bác sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ tác dụng của dứa đối với sức khỏe
5 (100%) 1 vote

Dứa là một trong những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, loại quả này còn chứa rất nhiều công dụng khác. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Bác sĩ Anh Tú, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, một chén dứa tươi chứa khoảng: 82 calo; 0,2 g chất béo; 2 mg Natri; 21,65 g Carbohydrate (bao gồm 16 g đường và 2,3 g chất xơ); 0,89 g Protein; Vitamin C 131%; Mangan 76%; Vitamin B6 9%; Đồng 9%; Thiamin 9%; Kali 5%; Magiê 5%; Folate 7%; Niacin 4%; Axit pantothenic 4%; Riboflavin 3%; Sắt 3%.

Đặc biệt dứa rất giàu vitamin C và Mangan có thể hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, duy trì quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa. Do đó, sử dụng Dứa thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe và chống lại nhiều bệnh lý.

Lợi ích của dứa đối với sức khỏe:

Dứa không chỉ là quả mát mà nó còn có tác dụng không ngờ tới đối với nền y học hiện tại:

+ Vì dứa có vị chua nên có tính bình được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc đặc biệt là trị táo bón rất tốt

+ Nước ép dứa còn có lợi cho việc tiểu tốt

+ Nếu như bạn súc miệng bằng nước ép dứa sẽ có khả năng trị được chứng viêm họng ngoài ra nó còn có tác dụng hạ sốt.

Tuy nhiên nếu như bạn ăn quá nhiều dứa sẽ để lại những biến chứng không tốt cho sức khỏe:

Vì Dứa có chất bromelain nên có thể gây dị ứng nhẹ với da nếu như bạn ăn quá nhiều. Hơn thế nữa chất này còn làm tăng sự hấp thụ của các chất kháng sinh khiến cho mức độ thuốc trong máu tăng nhanh. Ngược lại nếu như cơ thể nạp quá nhiều chất bromelain có thể sẽ khiến bạn:

+ Tiêu chảy

+ Buồn nôn

+ Phát ban

+ Dị ứng dứa …

Những lưu ý khi ăn dứa

Tuy dứa có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ăn dứa, chính vì thế chuyên gia, giảng viên Cao đẳng Dược Minh Tâm có đưa ra một số lưu ý khi ăn dứa bạn cần phải nhớ:

+ Không được ăn dứa khi đói bởi vì các enzym phân hủy trong quả dứa khá mạnh. Nếu như bạn ăn dứa lúc đói sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị tổn thương. Sử dụng về lâu về dài bạn sẽ mắc những bệnh về dạ dày như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày …

+ Phụ nữ mang thai không được ăn dứa vì dứa sẽ kích thích và co bóp tử cung nếu như mẹ bầu ăn nhiều có thể gây đau bụng, sinh non… Rất nhiều trường hợp là sảy thai.

+ Không được ăn dứa khi chưa ngâm qua muối: Hiện nay rất nhiều người có thói quen gọt dứa sau đó ăn luôn chính vì thế sẽ gây rát lưỡi. Để có thể tránh tình trạng này bạn có thể ngâm nước muối trước khi ăn để hạn chế tình trạng này.

+ Không được ăn dứa bị dập nát vì dứa là cây thường mọc sát đất nên môi trường cư trú tạo thuận lợi cho các loại nấm phát triển nếu như không còn nguyên vẹn nấm sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Đặc biệt nếu như ăn dứa nhiễm nấm bạn sẽ dễ bị ngộ độc hoặc nổi mề đay hay mẩn ngứa.

+ Khi bị loét miệng, loét dạ dày không được ăn dứa bởi dứa có tính axit ăn dứa sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

+ Bị huyết áp cao không nên ăn dứa

+ Đặc biệt không được ăn dứa kết hợp với mật ong.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến dứa hy vọng sẽ giúp ích cho mỗi người để có được sức khỏe tốt khi bổ sung dứa hợp lý. Chúc các bạn khỏe.

                                                                                                                               Nguồn: Ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân và cách điều trị5 (100%) 1 vote Bệnh khô mắt …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *