Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Bài thuốc Y học cổ truyền cầm máu từ Ngó sen

Bài thuốc Y học cổ truyền cầm máu từ Ngó sen

Bài thuốc Y học cổ truyền cầm máu từ Ngó sen
5 (100%) 9 votes

Ngó sen hay còn được biết là củ của cây sen, theo y học cổ truyền có tính mát lành, vị ngọt, không độc, có nhiều công dụng chữa bệnh trong đó có công dụng cầm máu.

Bài thuốc Y học cổ truyền cầm máu từ Ngó sen

Bài thuốc Y học cổ truyền cầm máu từ Ngó sen 

Bác sĩ Y học cổ truyền, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, theo y học cổ truyền, ngó sen là một vị thuốc có vị ngọt, tính mát lành, không độc, không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn được xem như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Công dụng cầm máu của Ngó sen

Theo Y khoa Việt tổng hợp, một trong những công dụng không thể không nhắc tới của ngó sen đó là cầm máu. Các thầy thuốc cho biết, ngó sen có công dụng chỉ huyết tán ứ, chữa ho ra máu, đổ máu cam, nôn hoặc khạc ra máu, tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu, băng huyết, uống vào nhuận tràng phế, sinh tân dịch.

Bài thuốc Y học cổ truyền cầm máu từ Ngó sen

Theo y học cổ truyền, nếu như người bệnh gặp phải một trong các chứng nói trên, có thể sử dụng bài thuốc YHCT “ngũ trấp ẩm” (Sách ôn bệnh điều biện, trong đó có ngó sen), như sau:

  • Bột tề trấp (nước cốt củ mã thầy)
  • Lễ trấp (nước cốt quả lê)
  • Mạch đông trấp (nước cốt vị mạch môn đông)
  • Tiên vĩ căn (nước cốt rễ cây lau sậy tươi)
  • Ngẫu trấp (nước cốt ngó sen, hoặc nước mía).

Cách dùng: Trộn đều 5 loại nước cốt này, uống lạnh. Có thể đun sôi uống ấm nếu như không thích uống lạnh. Mỗi lần uống một lượng một chén tống quả hồng, liều lượng vừa phải. Công năng cam hàn (ngọt lạnh), sinh tân (tân dịch) chỉ khát. Trị ôn bệnh nhiệt nhiều, tân dịch ở phế và vị bị tổn thương, miệng khô khát nước, ho đờm rãi trắng dính khó chịu.

Bài thuốc Y học cổ truyền cầm máu từ Ngó sen

Củ mã thầy

Phương giải bài thuốc:

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giải thích, trong bài thuốc cầm máu từ ngó sen nêu trên, nước quả lê cam hàn bổ âm, nước củ “mã thầy” có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm lương huyết; nước rễ cây lau sậy, nước mạch môn đông đều thanh nhiệt dưỡng âm; nước ngó sen có tác dụng dưỡng âm lương huyết và chỉ huyết (cầm máu). Các vị thuốc cùng phối ngũ với nhau mang đến công hiệu bổ tân (tân dịch) thanh nhiệt, lương huyết hóa đàm.

Lưu ý: Bài Ngũ trấp ẩm nói trên, trong đó có vị ngẫu trấp (nước ngó sen, đều là vị thuốc hàn lương). Nếu như người bệnh bị ho thuộc dạng phong hàn, hoặc tỳ vị hư nhược hay đầy bụng, lạnh bụng hay bị tiêu chảy thì đều không được uống.

Trên đây là bài thuốc giúp cầm máu từ ngó sen, để được tư vấn và tìm hiểu thêm, bạn nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.

Nguồn: tổng hợp từ Báo Sức khỏe đời sống.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *