Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Các dấu hiệu của trẻ bị bệnh trầm cảm

Các dấu hiệu của trẻ bị bệnh trầm cảm

Các dấu hiệu của trẻ bị bệnh trầm cảm
5 (100%) 2 votes

Trầm cảm là trạng thái bi quan, chán nản, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ chuyện gì trong cuộc sống.

benh_tram_cam_o_tre_em_2

Trầm cảm là trạng thái tinh thần bi quan, chán nản, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ việc  gì trong cuộc sống. Buồn, tuyệt vọng là biểu hiện rõ ràng nhất của chứng trầm cảm nhưng phần lớn trông số đó không hiểu được rằng họ đang trải qua những giai đoạn khó khăn nhất của rối loạn tâm lý này. Điều quan trọng cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu muộn có thể xảy ra những hậu quả nặng nề, khó khăn hơn trong cách giải quyết và điều trị bệnh. Một số người vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các dấu hiệu của căn bệnh này. Sau đây là các dấu hiệu không được bỏ qua

– Thay đổi đột ngột về cân nặng

Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam một trong những biểu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là sự thay đổi đột ngột về cân nặng của cơ thể. Nếu giảm hay tăng trên 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng thì đó có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể có những điều gì đó không ổn. Trong trường hợp như vậy, không phải do chế độ ăn uống kiêng khem hay chế độ luyện tập thể thao mà do giảm cảm giác thèm ăn và do đó gây thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Rõ rằng rằng đây là dấu hiệu cần chú ý vì sẽ đưa đến những giai đoạn thiếu máu nặng, mệt mỏi và giảm sự tập trung… Mặt khác có thể làm tăng trọng lượng, trong trường hợp này do trầm cảm làm tăng cảm giác thèm ăn (ăn vô độ).

Rối loạn giấc ngủ

Đây là một trong những yếu tố gây sự quan tâm nhất nếu rối loạn kéo dài. Thường đơn giản để nhận biết, tuy nhiên có thể có nhiều lý do gây mất ngủ mà không liên quan gì đến bệnh trầm cảm, ví dụ dùng các thiết bị điện tử (điện thoại, laptop…) trước khi đi ngủ, ăn quá no vào buổi tối hoặc các yếu tố stress…có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong trường hợp nầy cần phát hiện sớm và thăm khám bác sĩ vì nếu không sẽ lạm dụng các thuốc ngủ hoặc rượu và như vậy làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Dễ kích thích, hay cáu gắt

Thường Có những thay đổi về tâm trạng như lo lắng, nổi dận vô cớ… và đã ảnh hưởng thêm tình trạng của bệnh. Có thể đây là những hậu quả của trình trạng thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng vì do ăn uống ít. Trong những trường hợp này nên tránh trang thái tức giận, các kích thích và nếu có thể được cần để được yên tĩnh, cách ly để hạn chế tối đa những “xung đột” có thể xảy ra. Một rủi ro nhỏ cũng có thể xảy ra cơn giận dữ, cáu kỉnh…

151115baoxaydung_image001

Khoảng  thập kỷ trước khi các chuyên gia về sức khỏe tâm thần đã chưa xem xét liên quan những rối loạn cảm xúc với các cơn đau về thể xác. Các dấu hiệu như tăng nhạy cảm ở da, đau các cơ, cứng khớp hoặc rối loạn tiêu hóa… Tuy vậy các triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy cần biết do nguyên nhân trầm cảm, do stress hay do các rối loạn tâm lý khác…

Có thể bạn quan tâm

Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa5 (100%) 1 vote Lupus …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *