Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Cách sơ cứu và nguyên tắc điều trị chấn thương ngực

Cách sơ cứu và nguyên tắc điều trị chấn thương ngực

Cách sơ cứu và nguyên tắc điều trị chấn thương ngực
5 (100%) 3 votes

Về nguyên tắc điều trị, xử trí chấn thương ngực kín( CTNK) giống như là một vết thương ngực hở. Ngày nay do phát triển của giao thông và xây dựng thì số bệnh nhân của chấn thương nói chung, bị chấn thương ngực nói riêng ngày càng tăng và thường rất nặng.

CAPCUUCHANTHUONGSO33-pic3

Các thương tổn giải phẫu và cách xử lý

Gẫy xương sườn: Thương tổn hay gặp trong chấn thương ngực. Lâm sàng phát hiện gẫy xương sườn bằng cách nắn dọc theo khung xương sườn tìm điểm đau chói hoặc tiếng lạo xạo của gãy xương hoặc áp lòng bàn tay, khi bệnh nhân ho thấy tiếng lục cục của gẫy xương. Có thể gẫy trực tiếp( ổ gẫy ở xa nơi chấn thương) hoặc gián tiếp  thường do đè ép lồng ngực(ổ gẫy ở xa nơi chấn thương)

Điều trị

  • Toàn thân: cho giảm đau, thuốc ngủ
  • Tại chỗ phong bế ổ gẫy( phong bế thần kinh liên sườn) hoặc tê vùng.
  • Mảng sườn di động.
  •  Khi gẫy 3 xương sườn liên tiếp trở lên và gẫy 2 đầu xương thì có thể gây mảng sườn di động.

Các loại mảng sườn di động:

  • Mảng sườn trước( mảng ức sườn) gồm xương ức và các sụn sườn. Loại này rất nặng do suy hô hấp và tuần hoàn.
  • Mảng sườn bên: hay gặp, rối loạn hô hấp và tuần hoàn nặng
  • Mảng sườn sau: ít di động, không cần cố định
  • Nửa mảng sườn: Xương sườn gẫy một nơi, mảng sườn di động theo kiểu cánh cửa bản lề( thường gặp ở người trẻ)

Hậu quả chính của mảng sườn di động là gây hô hấp đảo ngược và trung thất di động. Đặc điểm của mảng sườn là di động ngược chiều với thành ngực.

Cách xử lý nhanh  :

Sơ cứu: dùng băng cuộn để đánh tụt mảng xương vào trong. Dùng một cuôn băng đặt vào vùng mảng sườn rồi lấy băng khác cuốn vòng quanh ngực.

Điều trị thực thụ:

Cố định ngoài( cố định giải phẫu) có thể bằng nẹp Judet hoặc xuyên định Kirschner  qua 2 đầu gẫy. Có thể kéo liên tục bằng dùng chỉ Perlon( hay chỉ thép) vòng quanh xương sườn để kéo liên tục qua một dòng dọc.

Cố định bên trong( cố định sinh lý): Đặt nội khí quản hay mở khí quản, cho thuốc giãn cơ và thở máy.

Loại này cố định rất tốt, nhưng dễ nhiễm trùng hô hấp, đòi hỏi phải có máy thở và tốn công sức. Thường thở máy 1 tuần rồi tập bỏ máy dần dần.

Tràn máu màng phổi:

Giống như trong vết thương ngực hở. phải phát hiện sớm qua khám lâm sàng và chụp ngực để xử lý dẫn lưu hay chọc hút sớm. Tránh biến chứng gây dầy dính hay ổ cặn màng  phổi.

Tràn khí màng phổi: Giống trong vết thương ngực. Cần phát hiện và sơ cứu ngay nếu là tràn khí màng phổi dưới áp lực vì nạn nhân có thể chết rất nhanh do suy hô hấp.

Xẹp phổi:

Do bít tắc đường hô hấp do dị vật, máu, đờm rãi, mà nạn nhân ho kém vì đau. Khác với tràn khí màng phổi ở đây xẹp phổi biểu hiện bằng các dấu hiệu” co kéo”: Khoang liên sườn co kéo hẹp lại, trung thất bị kéo về bên bệnh, cơ hoành bị kéo lên cao. Còn tràn khí là dấu hiệu đẩy.

Xử lý: theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam Phải giảm đau, kích thích bệnh nhân ho và thở sâu. Nếu không được phải soi hút phế quản.

nhung-dieu-can-luu-y-ve-nhoi-mau-co-tim

Vỡ phế quản.

Thường vỡ ở gần chỗ chia khí phế quản. Có thể vỡ một phần hoặc đứt hoàn toàn. Lâm sàng thường gẫy xương sườn 1 – 3, khó thở nhiều, ho ra máu và tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi dưới áp lực, tràn khí trung thất. Phỏi không nở được dù đã tăng áp lực hút. Phải soi phế quản để chẩn đoán vị trí và mức độ thương tổn.

 Xử trí: Nếu rách nhỏ phổi nở lên gây tràn khí giảm đi thì điều trị bảo tồn và soi phế quản để theo dõi thương tổn

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *