Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Chế độ ăn của người bệnh phẫu thuật

Chế độ ăn của người bệnh phẫu thuật

Chế độ ăn của người bệnh phẫu thuật
5 (100%) 2 votes

Dinh dưỡng đối với người bệnh phải phẫu thuật đóng một vai trò rất quan trọng để đương đầu với cuộc phẫu thuật mất máu và sức lực.

av

Ảnh hưởng của việc phẫu thuật đối với cơ thể:

  • Gây mất máu, rối loạn điện giải.
  • Tiêu hao năng lượng.
  • Ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bộ máy tiêu hoá: kém ăn, chán ăn …

Chế độ ăn của người bệnh trước phẫu thuật:

  • Khi còn xa ngày phẫu thuật cần cho ăn chế độ bồi dưỡng có nhiều protein, glucid, nước và cho nhiều calo.
  • Vài hôm trước ngày phẫu thuật cho chế độ ăn không có bã, giảm calo xuống  1/3 và không dùng sữa.

Chế độ ăn của người bệnh ngày phẫu thuật:

  • Sáng cho người bệnh ăn thức ăn loãng dễ tiêu.
  • Chiều cho người bệnh uống nước đường hoặc chỉ truyền dịch, cho người bệnh nhịn ăn uống hoàn toàn 6-8 giờ trước phẫu thuật.

Chế độ ăn của người bệnh sau phẫu thuật:

+ Giai đoạn chưa trung tiện:

  • Nuôi ăn bằng dịch truyền.
  • Nếu  phẫu  thuật  ngoài  bộ tiêu  hoá  có thể cho uống ít  nước  trà  loãng     pha
  • đường, hoặc nước rau, nước quả.

+ Giai đoạn đã trung tiện:

  • Nếu phẫu thuật bộ máy tiêu hoá: cho chế độ ăn lỏng, ít calo, ít protein, glucid, lipid, nhiều vitamin và muối khoáng. Càng về sau càng cho tăng dần chất và lượng cho ăn trực tiếp hoặc qua ống thông.
  •  Phẫu thuật ngoài ống tiêu hoá: cho ăn dần để thay thế tiêm truyền, cho thức ăn lỏng tăng dần calo và protein.

+ Giai đoạn phục hồi:

Tuỳ điều kiện có thể cho người bệnh ăn trực tiếp hoặc ăn qua ống thông.

Cho chế độ ăn bồi dưỡng với số năng lượng tăng dần từ 1600- 2000 rồi 3000 kcalo, protein từ 1,0 đến 1,5g/kg.

Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam Giai đoạn này vết mổ đã liền, bệnh nhân đã đỡ. Vì vậy, chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành. Đây là chế độ ăn nhiều protein và năng lượng. Protein có thể tới 120-150g/ngày và năng lượng có thể tới 2.500-3.000 Kcal/ngày. Khẩu phần này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa hoặc hơn).

che do dinh duong

Cần lưu ý rằng, việc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch lúc đầu là rất cần thiết. Song phải sớm nuôi dưỡng bệnh nhân bằng đường tiêu hoá. Điều này vừa có tác dụng nuôi dưỡng bệnh nhân sinh lý hơn, an toàn hơn, kinh tế hơn vừa có tác dụng kích hoạt cho hệ thống tiêu hoá sớm trở lại bình thường.

Dùng chế độ ăn qua ống thông nếu ăn bằng miệng không đủ nhu cầu, sau đó dần cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng. Cho ăn nhiều bữa trong ngày, cho ăn tăng dần lượng protein và năng lượng, không cho ăn quá nhiều một lúc để tránh tiêu chảy.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *