Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Bệnh Tim Mạch >> Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch ở người già bằng các bài thuốc đông y

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch ở người già bằng các bài thuốc đông y

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch ở người già bằng các bài thuốc đông y
5 (100%) 1 vote

Những người già thường hay bị bệnh tim mạch. Ngoài chữa bệnh bằng phương pháp tây y thì phương pháp đông y cũng được nhiều người lựa chọn bởi sự hiệu quả của nó

Các bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hiệu quả

Các bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hiệu quả

Khác với bệnh tim mạch ở người trẻ chủ yếu là các bệnh tim bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm, bệnh tim mạch ở người già chủ yếu là tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,… Những bệnh trên gây tử vong hoặc tàn phế nặng nề. Nhiều người nghĩ rằng bệnh tim mạch chỉ có y học hiện đại mới đủ khả năng nghiên cứu và chữa trị. Tuy nhiên, nếu xét kỹ, Đông y cũng có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hiệu quả.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai biến tim mạch là do các mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch, trong đó nổi lên vai trò quan trọng của sự ngưng tập tiểu cầu và sự lắng đọng cholesterol. Y học cổ truyền có những nhóm thuốc có tác dụng chống lại các nguyên nhân trên, góp phần điều trị các bệnh tim mạch.

Ngay từ xưa, Đông y đã có nhóm thuốc gọi là “hoạt huyết” gồm nhiều vị thuốc có tác dụng tăng lưu thông máu. Ngày nay, qua thực nghiệm người ta thấy chúng có nhiều tính năng quý báu; trong đó có nhiều vị có tính chống sự ngưng tập tiểu cầu của máu, ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông gây ra các tai biến về tim và não.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Đông y uy tín chất lượng

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Đông y uy tín chất lượng

Những vị thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh tim mạch ở người già

Ích mẫu: Theo các chuyên gia Cao Đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ích mẫu có tính hơi hàn, vị đắng cay, thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, lợi tiểu tiêu phù, thanh nhiệt giải độc; Đông y dùng để trị các chứng kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng sau sinh, đau do chấn thương, phù tiểu ít. Qua thực nghiệm, ích mẫu có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu, ngoài ra có tác dụng tăng lưu lượng động mạch vành, làm chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, tăng co bóp tử cung, hưng phấn hô hấp, lợi tiểu, hạ huyết áp. Liều dùng: 10-30g.

Nghệ: Trong Đông y phân biệt ra Uất kim và Khương hoàng nhưng tính chất và công dụng gần như nhau. Nghệ có vị đắng, tính ôn, tác dụng phá huyết hành khí, thông kinh lạc, giảm đau. Theo nghiên cứu hiện đại có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu, hạ cholesterol, lợi mật, chống viêm. Liều dùng: 3-10g/ngày.

Nấm lim xanh: Các dược chất trong nấm lim xanh như Germanium, Ling Zhi-8 protein, sterol , polysaccharides, triterpenoids giúp giảm cholesterol trong máu, tan các khối máu đông có nguy cơ làm tắc nghẽn mạch máu, dẫn lưu máu tốt, kiểm soát chỉ số tiêu cực của hệ tuần hoàn, giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định.

Đương quy: Vị ngọt cay, tính ôn, tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, cầm máu. Trong các bài giảng Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chỉ ra Đương quy có tác dụng giảm ngưng tập tiểu cầu, chống lại sự hình thành huyết khối, giãn động mạch vành tăng lưu lượng máu, giảm rối loạn nhịp tim, hạ cholesterol máu. Liều dùng: 5-15g.

Xuyên khung: Vị cay, tính ôn, tác dụng hoạt huyết hành khí, trừ phong giảm đau. Xuyên khung có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm sự hình thành cục máu đông, giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu, an thần. Liều dùng 3-10g.

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Những biện pháp phòng chống đột quỵ cực đơn giản bạn cần biết

Những biện pháp phòng chống đột quỵ cực đơn giản bạn cần biết5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *