Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Nguyên tắc điều trị bệnh lao hiệu quả

Nguyên tắc điều trị bệnh lao hiệu quả

Nguyên tắc điều trị bệnh lao hiệu quả
5 (100%) 1 vote

Bệnh lao thường để lại các di chứng, bệnh càng kéo dài di chứng càng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng lao động của người bệnh, vì vậy phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

benh_lao_phoi_3

Phối hợp đúng thuốc theo phác đồ:

Do trực khuẩn lao kháng thuốc nhanh nên không bao giờ điều trị chỉ với một thuốc. Phải luôn phối hợp ít nhất 2 thuốc, thường từ 3-5 thuốc, và phải tuân thủ đúng liều lượng. Các phác đồ điều trị thường gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn tấn công: khoảng 2 tháng, dùng từ 2-4 thuốc, dùng hàng ngày.
  • Giai đoạn duy trì: gồm 2-3 thuốc, dùng hàng ngày hoặc 2-3 lần/tuần.

Uống cách xa bữa ăn:

Đa số các thuốc kháng lao dùng đường uống bị giảm hoặc mất hoạt lực khi dùng chung với thức ăn. Vì vậy nên uống thuốc cách xa bữa ăn, tốt nhất là uống vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói và không được ăn trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc.

Uống thuốc đều đặn, liên tục:

Để tránh được sự kháng thuốc cần đảm bảo duy trì nồng độ thuốc kháng lao trong máu luôn có hiệu lực với BK.

Tóm lại, khi dùng thuốc kháng lao cần tuân thủ nguyên tắc “3Đ”: phối hợp đúng thuốc, dùng đủ thời gian và uống liên tục, đều đặn.

Nguyên tắc điều trị phong:

  • Đa hóa trị liệu, không dùng một loại thuốc để điều trị.
  • Phối hợp hóa trị liệu với vật lý và thể dục liệu pháp để tránh tàn phế.
  • Uống thuốc đúng liều lượng, đúng phác đồ, đủ thời gian và định kỳ theo dõi tác dụng trên lâm sàng, xét nghiệm và tác dụng phụ.

Nguyên tắc điều trị sốt rét:

  •  Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng: trẻ em trong vòng 12 giờ, người lớn trong vòng 24 giờ.
  •   Điều trị đúng thuốc, đủ liều và đủ thời gian theo phác đồ. Phải đảm bảo uống đúng thuốc cần thiết theo kết quả xét nghiệm.
  • Theo dõi chặt chẽ kết quả điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp theo từng tình huống.

Một số điểm lưu ý:

  •  Nếu bị nôn phải cho uống lại đủ liều.
  •  Nếu uống đủ liều nhưng đến ngày thứ 8 xét nghiệm vẫn còn ký sinh trùng sốt rét trong máu phải thay phác đồ điều trị:
  • Quinin phối hợp với Tetracyclin và Primaquin.
  • Trẻ dưới 8 tuổi: phối hợp Quinin với Fansidar.
  • Có thai dưới 3 tháng: dùng Quinin đơn thuần.
  • Có thai trên 3 tháng: phối hợp Quinin với Fansidar.
  • Nếu điều trị không có kết quả phải báo tuyến trên để tiến hành xác định mức độ kháng thuốc.
  • Những  thuốc  tránh  dùng:  corticoid,  heparin,  dextran,  manitol,  adrenalin, aspirin, heptaminol …

766384

  1. Điều trị dự phòng sốt rét:

Điều trị dự phòng chỉ hạn chế trong nhóm dân cư thật cần thiết và trong thời gian ngắn để tránh kháng thuốc:

  • Đối tượng 1: người từ ngoài vùng dịch tễ sốt rét đi vào vùng sốt rét lưu hành trong thời gian ngắn.
  • Đối tượng 2: người từ ngoài vùng dịch tễ sốt rét hoặc vùng lưu hành nhẹ đi vào vùng sốt rét lưu hành nặng trong thời gian dài.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *