Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Nguyên tắc điều trị trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng

Nguyên tắc điều trị trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng

Nguyên tắc điều trị trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng
5 (100%) 1 vote

Bệnh suy dinh dưỡng chủ yếu được điều trị tại nhà. Những thể nhẹ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp với lứa tuổi và nhu cầu của trẻ. Song song với chế độ ăn, tình thương người mẹ, sự động viên, khuyến khích và ép trẻ ăn là những  biện pháp điều trị hữu hiệu.

Nếu trẻ bệnh nặng hoặc kèm theo các biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi … thì nên đưa trẻ điều trị tại bệnh viện.

sai-lam-khi-cho-conuong-sua-phunutodayvn-ngoisao.vn

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ ngừng phát triển do thiếu dinh dưỡng, gây giảm năng lượng. Tất cả các chất đều thiếu nhưng phổ biến nhất là chất đạm và chất béo. Tuỳ theo mức độ và thời gian thiếu bệnh sẽ có tác hại chẳng những đến chiều cao và cân nặng mà cả tâm thần, vận động và trí thông minh.

Bệnh gây chậm phát triển trí tuệ nếu xuất hiện trước 6 tuổi và chậm phát triển về chiều cao nếu xảy ra trước 20 tuổi. Mức độ chậm phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh và nặng nhất ở giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển cao nhất.

Khác với chiều cao và trí tuệ hầu như không hồi phục sau điều trị, cân nặng rất nhạy, thay đổi nhanh và sớm phục hồi sau điều trị. Vì vậy, theo dõi cân nặng không những giúp phát hiện sớm mà còn góp phần điều trị hiệu quả hơn.

  1. Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ (độ 1):

Chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách hướng dẫn bà mẹ hoặc người nhà điều chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào “Biểu đồ tăng trưởng”. Nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu, mỡ, các thức ăn giàu protein động vật như: thịt, cá, trứng, sữa… các loại rau xanh và quả tươi giàu vitamin A cũng như các vitamin khác, giàu các chất khoáng. Trẻ còn bú mẹ nên tiếp tục cho bú, không nên cai sữa khi trẻ đang bị suy dinh dưỡng.

  1. Đối với trẻ suy dinh dưỡng vừa (độ 2):

Có thể điều trị ngoại trú tại các phòng khám bệnh viện tỉnh, khu vực hoặc các trung tâm phục hồi dinh dưỡng. Vì suy dinh dưỡng độ 2 có thể có bội nhiễm vi khuẩn và cũng tư vấn chế độ ăn như độ 1.

cach-cham-soc-tre-suy-dinh-duong-hop-ly-hinh-2

  1. Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ 3):

Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam trẻ suy dinh dưỡng nặng cần đưa ngay tới Bệnh viện để điều trị. Trẻ thường gặp các biến chứng: Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn điện giải, tổn thương tim và tử vong rất nhanh cùng với các biến chứng nhiễm khuẩn khác. Người ta nhận thấy liệu pháp dinh dưỡng hợp lý, kịp thời có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa những biến chứng này.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *