Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Nguyên tắc sử dụng vitamin, khoáng chất

Nguyên tắc sử dụng vitamin, khoáng chất

Nguyên tắc sử dụng vitamin, khoáng chất
5 (100%) 2 votes

Vitamin là những amin mà cơ thể hầu như không thể tổng hợp được, mặc dù tác dụng với lượng rất nhỏ nhưng vô cùng cần thiết để đảm bảo sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể vì thế nên chúng còn được gọi là vi chất dinh dưỡng.

Chất khoáng là một nhóm vi chất dinh dưỡng có bản chất là các chất vô cơ. Chất khoáng cũng rất cần thiết cho cơ thể, cũng tác động với lượng nhỏ nhưng khác với vitamin ở đặc điểm chúng là những chất vô cơ và phạm vi an toàn của khoáng chất hẹp hơn vitamin.

dap-mat-na-bang-vitamin-e1

Dựa vào tính chất hòa tan, vitamin được chia thành 2 nhóm:

  • Vitamin tan trong nước: gồm các vitamin nhóm B, vitamin C.
  • Vitamin tan trong dầu: gồm các vitamin nhóm A, D, K, E.

Dựa vào nhu cầu hàng ngày, khoáng chất được chia thành 2 nhóm:

  • Nguyên tố vi lượng: gồm: sắt, kẽm, iod, đồng, Mangan, Selen …
  • Nguyên tố đa lượng: gồm Calci, Phosphor, Natri, Kali, Clor …

Nguyên tắc sử dụng vitamin

  • Không sử dụng vitamin nếu chưa cần thiết: vitamin chỉ cần thiết khi thiếu thực sự hoặc khi nhu cầu của cơ thể tăng. Nếu sử dụng khi không thiếu không những gây tốn kém, tạo thói quen xấu, lạm dụng trong sử dụng thuốc mà còn có thể xảy ra những tác dụng có hại.
  • Liều dùng phù hợp: nếu thiếu hoàn toàn với các triệu chứng điển hình thì dùng liều cao hơn bình thường có khi đến 100 thậm chí 1000 lần. Tuy nhiên liều dùng hàng ngày dự phòng có trường hợp chỉ cao hơn 10 lần cũng đã xảy ra nguy cơ gây ngộ độc.
  •  Chọn loại vitamin: chọn loại dễ hấp thu và ít gây tai biến. Tốt nhất là nên chọn loại thiên nhiên, tận dụng nguồn thực phẩm hoa quả.
  • Chọn thuốc phù hợp với chức năng gan, bệnh lý của người bệnh.
  • Chọn đường hấp thu: đường uống an toàn hơn tiêm, tiêm bắp an toàn hơn tiêm tĩnh mạch. Trường hợp nặng thì dùng đường tiêm, khi đã thuyển giảm thì nên chuyển sang đường uống.
  • Thời gian điều trị: không nên dùng quá lâu một loại vitamin vì có thể gây thiếu vitamin khác dùng ở liều thấp. Theo kinh nghiệm, không nên dùng vitamin quá một tháng. Nếu người bệnh ăn uống được thì khuyến khích sử dụng vitamin có trong thực phẩm.
  •  Phối hợp vitamin hợp lý: do hệ vitamin trong cơ thể đã đạt mức cân bằng sinh học, vì vậy nếu phối hợp không hợp lý sẽ gây cản trở lẫn nhau.
  •  Cần tìm nguyên nhân trước khi dùng thuốc: để chọn đúng vitamin cần thiết. Trong bệnh thiếu máu hồng cầu to phải chẩn đoán phân biệt thiếu acid folic hay thiếu Vitamin B12. Nếu sử dụng không đúng không những không cải thiện mà còn làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn và có thể gây ra những tác hại không hồi phục.
  • Nên bổ sung vitamin dạng hỗn hợp: thường ít khi thiếu đơn độc một loại vitamin. Do đó nên bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp sẽ hiệu quả hơn dùng đơn thuần một loại vitamin đơn lẻ. Sử dụng vitamin đơn lẻ chỉ có hiệu quả khi biết chính xác loại vitamin thiếu thông qua các biểu hiện điển hình.

vien-dau-toi

  • Phải biết rõ thành phần vitamin trong từng chế phẩm sử dụng.
  • Tránh thừa vitamin: nắm rõ tác dụng, độc tính từng loại vitamin, thận trọng khi sử dụng các chế phẩm có hàm lượng > 5US.RDA (Recommended dietary allowances).
  •  Khi chọn vitamin dạng phối hợp với chất khoáng phải phân biệt công thức dành cho trẻ dưới 1 tuổi, dưới 4 tuổi và cho người lớn.
  •  Bổ sung vitamin cho người được nuôi ăn bằng đường tiêu hóa: trường hợp này bắt buộc phải dùng vitamin để đảm bảo quá trình chuyển hóa các chất, nhưng liều lượng vitamin cần phải tính toán chi tiết dựa trên tình trạng bệnh lý của từng người bệnh cụ thể.
  •  Người bệnh thẩm phân máu: chỉ nên bổ sung hỗn hợp vitamin tan trong nước vì vitamin tan trong dầu không bị mất trong quá trình thẩm phân.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *