Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Bệnh hô hấp >> Những điều cần biết về căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm

Những điều cần biết về căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm

Những điều cần biết về căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm
5 (100%) 3 votes

Bệnh ung thư hay gặp, khó phát hiện nhất và kết quả điều trị hiệu quả thấp, gây tử vong nhiều nhất hiện nay là ung thư phổi. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và phòng ngừa bệnh ra sao?

Nguyên nhân nào gây nên bệnh Ung thư phổi?

Theo các Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, bệnh nhân bị ung thư phổi bởi những nguyên nhân sau:

Hút thuốc lá: hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.

Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.

Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây  là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.

Triệu chứng của bệnh Ung thư phổi là gì?

Những triệu chứng ung thư phổi thường gặp gồm:

  • Bị ho kéo dài không khỏi.
  • Có cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn máu.
  • Bị đau ngực.
  • Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể bị gầy sút, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, đau xương thậm chí bị tràn dịch màng phổi.

Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư phổi

Bác sĩ của trang tin tức Y khoa Việt cho biết: Những người nằm trong nguy cơ cao bị ung thư phổi là những người hút thuốc, hút thuốc thụ động, những người có người thân bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc phải các chất gây ung thư… Đặc biệt tuổi càng cao thì khả năng, tần suất bị ung thư càng lớn.

Phòng ngừa bệnh Ung thư phổi như thế nào?

Trên cơ sở những nguyên nhân gây bệnh, có thể đề xuất những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi như sau:

  • Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.
  • Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói bụi.
  • Định kỳ đi khám sức khỏe để kịp thời phòng tránh và có phương pháp điều trị.

Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư phổi

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bệnh ung thư phổi có nhiều giai đoạn khác nhau. Với mỗi giai đoạn bệnh cần có phương pháp điều trị cụ thể.

  • Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u: phương pháp này có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ, chưa bị di căn. Để có thể phẫu thuật, bệnh nhân cần có thể trạng cơ thể tốt.
  • Phương pháp điều trị bằng tia xạ: được áp dụng nhằm phá hủy khói u khi còn nhỏ và chưa có di căn hoặc làm hạn chế sự phát triển của khối u lớn. Phương pháp điều trị tia xạ có thể giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân, rất ít khi chữa khỏi bệnh.
  • Điều trị bằng hóa chất: có đến 80-90% bệnh nhân bị ung thư phổi giảm bệnh khi tế bào còn nhỏ và được sử dụng hóa chất để điều trị. Các trường hợp ở giai đoạn muộn, hóa chất chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài sự sống.
  • Phương pháp điều trị hỗ trợ: được sử dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh, chỉ có thể chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.
  • Liệu pháp miễn dịch tự thân: Đột phá trong điều trị ung thư- bao gồm ung thư phổi, giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất lượng sống của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Những biện pháp phòng chống đột quỵ cực đơn giản bạn cần biết

Những biện pháp phòng chống đột quỵ cực đơn giản bạn cần biết5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *