Danh mục
Trang chủ >> Thông tin y tế >> Phòng ngừa bệnh đột quỵ não cho người già vào mùa đông như thế nào?

Phòng ngừa bệnh đột quỵ não cho người già vào mùa đông như thế nào?

Phòng ngừa bệnh đột quỵ não cho người già vào mùa đông như thế nào?
5 (100%) 1 vote

Nhiệt độ Miền Bắc hiện nay đang giảm sâu, đây là thời điểm mà những người cao tuổi phải hết sức lưu ý để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các căn bệnh liên quan đến thời tiết, đặc biệt là bệnh đột quỵ não.

Đột quỵ não căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở người già

Đột quỵ não căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở người già

Đột quỵ não là một căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở người cao tuổi trong những ngày lạnh giá, tại Việt Nam mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có tới hơn 50% tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng nặng nề về thần kinh và vận động.

Tìm hiểu về bệnh đột quỵ não

Theo thông tin Y tế cho biết, đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não, tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ.

Đây là căn bệnh nguy hiểm, rất thường gặp ở người cao tuổi, có thể để lại những di chứng rất nặng nề cho người bệnh, thậm chí là tử vong. Do đó, việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh đột quỵ cho người cao tuổi là hết sức cần thiết, đặc biệt là vào những ngày lạnh giá của mùa đông, bởi thời tiết lạnh giá của mùa đông có thể khiến cho các mạch máu bị co lại khi thay đổi thời tiết đột ngột, dẫn đến huyết áp tăng nhanh và bị đột quỵ. Các bác sỹ cho biết, mùa đông làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%.

Cách xử lý khi gặp người bệnh bị đột quỵ

Người bị đột quỵ não thường sẽ xuất hiện một số dấu hiệu nhận biết như: Đột ngột tê, yếu, mặt, tay hoặc chân, nhất là một bên người, lú lẫn, nói khó, khó hiểu lời, tự nhiên rối loạn khả năng nhìn một hoặc 2 mắt, đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng và mất phối hợp, đột ngột nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn…

Nếu xuất hiện 3 điều dưới đây thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu càng sớm càng tốt như:

  • Gương mặt: Nên kiểm tra xem người mà bạn nghi ngờ có tai biến có thể cười hay không và gọi cấp cứu ngay nếu một bên mặt của người đấy xệ xuống so với bên còn lại.
  • Cánh tay: Bạn nên yêu cầu họ giơ cánh tay lên và nếu như một trong hai bên cánh tay chùng xuống phía dưới thì hãy mau chóng gọi cấp cứu.
  • Khả năng nói chuyện: bạn nên yêu cầu họ lặp lại một cụm từ đơn giản, chú ý những lời nói lắp hoặc khó hiểu.

Dấu hiệu và cách xử lý bệnh đột quỵ não

Dấu hiệu và cách xử lý bệnh đột quỵ não

Trong trường hợp gặp một người bệnh bị đột quỵ não, chúng ta cần xử lý theo các bước như:

  • Đầu tiên, đỡ người bệnh để không bị ngã, tránh va đập và đặt nằm xuống chỗ thoáng khí.
  • Nếu người bệnh nôn hoặc lơ mơ thì phải đặt nghiêng đầu sang một bên, lau sạch chất nôn hoặc đờm dãi, thức ăn trong miệng để thở tốt, tránh hít sặc vào phổi.
  • Trường hợp hôn mê thì cần kiểm tra xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo ngay để đảm bảo đủ oxi cho tim và não.
  • Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất (tốt nhất trong vòng 3 tiếng đầu). Mỗi phút giây đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mạng sống của bệnh nhân đột quỵ. Nếu bạn có những kiến thức Y Học khi xử lý thì hoàn toàn có thể giúp người bệnh bị đột quỵ giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ cho người cao tuổi vào mùa đông

Người trên 65 tuổi có nguy cơ cao bị đột quỵ não, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ giới tính và rất thường gặp vào mùa đông. Do đó, để có thể phòng ngừa bệnh đột quỵ cho người cao tuổi vào mùa đông, chúng ta cần phải chú ý:

  • Giữ ấm cơ thể: Luôn phải giữ ấm cho cơ thể, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài gió ngay khi thức dậy tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột…
  • Hạn chế uống rượu: Vào mùa đông, nhiều người có thói quen uống rượu để cơ thể ấm lên, tuy nhiên khi uống rượu chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu và làm giảm độ kết dính của máu.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Trong những ngày lạnh giá, người cao tuổi nên hạn chế sử dụng nhiều muối, để tránh nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.
  • Ngoài ra, một chế độ ăn không quá nhiều muối, hạn chế thịt sữa, tránh xa thực phẩm chứa nhiều cholesterol, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh hút thuốc lá và và rượu bia… sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh đột quỵ.
  • Luyện tập thể dục thể thao: Những ngày lạnh giá, chúng ta thường ngại việc tập luyện. Tuy nhiên, để cơ thể có thể tuần hoàn máu hiệu quả hơn, nhịp tim ổn định hơn thì việc duy trì chế độ tập luyện bao gồm cả bài tập sức mạnh, bài tập cốt lõi, kéo giãn cơ thể cũng như cường độ cao…là điều rất cần thiết, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, việc chịu khó tập luyện sẽ giúp cho tinh thần thoải mái hơn, giảm bớt những căng thẳng, giảm stress và các bệnh về tâm lý nên cũng giảm tải áp lực cho não.

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ não cho người già vào mùa đông

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ não cho người già vào mùa đông

Lưu ý: Nếu thời tiết quá lạnh, thì người già có thể tập luyện trong nhà, không nên ra ngoài trời để tập luyện để tránh những vấn đề khác có thể xảy ra.

Để có thể phòng ngừa căn bệnh đột quỵ hiệu quả, thì người cao tuổi mỗi năm nên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ gây đột quỵ.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *