Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Tìm hiểu tác dụng của cây thuốc nam ngải cứu

Tìm hiểu tác dụng của cây thuốc nam ngải cứu

Tìm hiểu tác dụng của cây thuốc nam ngải cứu
5 (100%) 1 vote

Ngải cứu là cây thuốc nam, dễ kiếm và rẻ tiền được người dân dùng để chữa bệnh như: cảm cúm, giảm đau, an thân, điều trị bệnh xương khớp,…

Tìm hiểu tác dụng của cây thuốc nam ngải cứu

Tìm hiểu tác dụng của cây thuốc nam ngải cứu

Ngải cứu điều trị xương khớp

Theo kiến thức y học, ngải cứu có chứa chất tanin. Chất này có tác dụng chống phù nề, xineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động sớm.

Ngoài ra, ngải cứu còn chứa thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể.

Từ thời xưa người Nhật thường chuẩn bị sẵn một túi ngải cứu khô ở trong nhà để dùng cho cả năm. Do đó, việc uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại được nhiều bệnh tật.

Ngải cứu dùng chữa bệnh cho phụ nữ

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tinh hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều…

Làm thuốc điều hòa kinh nguyệt: Dùng 10g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà, uống ba lần trong ngày.

Thuốc an thai: Phụ nữ có thai nếu bị đau bụng, ra máu thì dùng 15g ngải cứu, 15g lá tía tô,  thêm 600ml nước lã. Sau đó, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 100-150ml, chia uống làm 3-4 lần trong ngày.

Ngoài ra, ngải cứu còn được dùng để tiêu hóa tốt hơn, chữa đau bụng, nôn mửa.

Ngải cứu giúp an thần giảm đau

Ngải cứu giúp an thần giảm đau

Ngải cứu giúp an thần giảm đau

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, ngải cứu khô khi được hun khói tiết ra chất histamin và acetylcholin là hai chất thường dùng trong các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần. Vì vậy, mà trong Đông y thường sử dụng đặc điểm này để chữa chứng đau đầu, an thần, giảm đau nhức. Đồng thời tinh dầu ngải cứu còn có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác.

Ngải cửu tốt cho dạ dày và tiêu hóa

Bạn sẽ phải bất ngờ với công dụng của các chất đắng thành phần tinh dầu trong ngải cứu khi tiết ra có thể trở thành một chất chống viêm loét dạ dày rất hiệu quả, giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Đồng thời nó cũng được coi là liều thuốc chống giun sán. Dùng nước ép từ lá ngải cứu uống trong vài ngày sẽ giúp loại bỏ giun trong đường ruột.

Ngải cứu điều trị chứng chảy máu sau khi đi đại tiện

Ngải cứu có tác dụng cầm máu rất tốt, vì thế khi đi ngoài ra máu thì có thể dùng một lá ngải cứu để cầm máu, ấm kinh mạch. Sau khi sử dụng thì triệu chứng chảy máu hậu môn sẽ có hiệu quả nhất định.

Trong cuốn sách “Kim thiên phương” ghi chép rằng, lá ngải, gừng tươi, đun thành nước đặc, uống 3 lần là có thể điều trị bệnh đi ngoài ra máu.

Ngải cứu điều trị chứng chảy máu cam

Với tính cầm máu của ngải cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngải cứu có thể rút ngắn thời chảy máu và làm đông máu nhanh hơn, đặc biệt là khi làm nóng lên thì tác dụng của nó rất rõ ràng vì thế, nó tác dụng trị chứng chảy máu cam.

Trong sách dược học cổ Trung Quốc “Thánh Huệ Phương” cũng đã ghi lại rằng, lá ngải cứu có tác dụng điều trị chảy máu cam vô cùng hiệu quả.

Điều trị chứng ra mồ hôi trộm

Chứng mồ hôi trộm thường xảy ra khi bạn ngủ và sau khi ngủ dậy lại không có hiện tượng ra mồ hôi như vậy.

Bài thuốc từ ngải cứu trị chứng ra mồ hôi trộm: dùng 2 phần lá ngải cứu, 3 phần bạch phục thần, 3 phần ô hải, thêm nước nấu sôi rồi chứng ra mồ hôi sẽ giảm đáng kể.

Ngải cứu giúp điều trị chứng nổi mẩn do ẩm ướt

Ngải cứu giúp điều trị chứng nổi mẩn do ẩm ướt

Ngải cứu giúp điều trị chứng nổi mẩn do ẩm ướt

Theo thông tin y tế, nhiều người không may bị bệnh eczema, không chỉ ngứa ngáy, mà còn ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài. Trong trường hợp này bạn có thể thử sử dụng lá ngải cứu để điều trị.

Trong cuốn sách Trung thảo dược y liệu pháp tuyển chọn ghi lại rằng, dùng lá ngải khô đốt thành than, phèn chua, hoàng bách, tất cả tán nhỏ, trộn với hương dầu thành cao, bôi vào vùng da bị chàm ngứa.

Trong thực tế, ngải cứu là một cây dược liệu quý, cách dùng rất phổ biến và hữu ích. Tuy nhiên, khi bào chế thành thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia Đông y, để tránh sử dụng sai.

Bên cạnh những công dụng tốt của ngải cứu thì ngải cứu có thể gây độc cho người bệnh nếu như sử dụng quá nhiều. Vì thế, hãy dùng liều lượng vừa phải thôi nhé!

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *