Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Triệu chứng thường gặp khi bị sỏi bàng quang

Triệu chứng thường gặp khi bị sỏi bàng quang

Triệu chứng thường gặp khi bị sỏi bàng quang
Bình chọn:

Khoáng chất hình thành khối đá nhỏ, thường không có vấn đề, khi kích thước lớn hoặc chèn dòng chảy: Đau bụng dưới, đi tiểu đau, thường xuyên đi tiểu.

trieu-chung-soi-bang-quang-1

+Triệu chứng thường gặp

Có 3 triệu chứng hay gặp

  • Đái buốt: Sau mỗi lần bệnh nhân đi đái có cảm giác buốt và khó chịu tăng lên.
  • Đái rắt: Đái nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ đái được một ít và sau mỗi lần bệnh nhân có cảm giác buốt phải lấy tay nắm chặt vào dương vật mới đỡ buốt.
  • Đái ra máu: Đái máu ở cuối bãi nhưng ít gặp.
  • Hai triệu chứng ít gặp nhưng nếu có thì chắc chắn:
  • Đái tắc: Khi đang đái thì hòn sỏi di chuyển làm cho tắc đột ngột bệnh nhân có cảm giác rùng mình khó chịu.
  • Đái rỉ không thành tia: Mỗi lần đi đái chỉ són ra một ít làm cho bệnh nhân đau tức ở hạ vị, các cháu nhỏ nắm dương vật la khóc om sòm. Nước tiểu rỉ ra tay nên gọi là “ dấu hiệu bàn tay khai ’’ . ở giai đoạn viêm bàng quang lâu ngày đái mủ và đái buốt thường xuyên.

+Các biện pháp xử trí bệnh

Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi. Việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị những viên sỏi bàng quang không đái ra được hay sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thuỷ điện lực (urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser. Mục đích điều trị của máy tán sỏi là tán sỏi thành mảnh nhỏ để bài xuất ra ngoài. Cũng có thể dùng dụng cụ cơ học để bóp nát sỏi dưới sự giám sát của camera đặt ở đầu ống soi.

soi-nieu-quan

Theo các Chuyên gia Y khoa Việt Nam việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to – sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang. Mổ bàng quang lấy sỏi là phẫu thuật đơn giản ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.

Phòng bệnh sỏi bàng quang là việc làm cần thiết, vì nguyên nhân gây bệnh thường là do ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Do vậy hằng ngày cần uống đủ nước( 1,5 lít/ngày) và tránh thói quen nhịn tiểu. Ngoài ra khi có biểu hiện của rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái buốt hay đái ra máu cuối bãi) nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả rất tốt cho người bệnh và bản thân bệnh nhân sẽ tránh được những biến chứng không đáng có do bệnh sỏi bàng quang gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *