Danh mục
Trang chủ >> Thông tin y tế >> Cảnh báo: Nguy cơ ngộ độc paracetamol khi tự chữa sốt xuất huyết tại nhà

Cảnh báo: Nguy cơ ngộ độc paracetamol khi tự chữa sốt xuất huyết tại nhà

Cảnh báo: Nguy cơ ngộ độc paracetamol khi tự chữa sốt xuất huyết tại nhà
5 (100%) 1 vote

Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh trên nhiều tỉnh thành,vì thế có nhiều người tự ý sử dụng thuốc paracetamol quá liều và để lại hậu quả đáng tiếc.

Ngộ độc paracetamol là gì và biểu hiện của ngộ độc qua từng giai đoạn

Theo nguồn thông tin y tế, ngộ độc paracetamol là trạng thái sử dụng paracetamol quá liều chỉ định dẫn tới các triệu chứng ngộ độc bao gồm nôn, buồn nôn, lâu dần gây suy giảm chức năng thận và hoại tử tế bào gan nếu như không được phát hiện kịp thời.

Ngộ độc paracetamol là gì và biểu hiện của ngộ độc qua từng giai đoạn

Những loại thuốc sử dụng để chữa trị cảm cúm hay có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm sổ mũi hoặc hạ sốt đều có chứa thành phần gọi là paracetamol. Những loại thuốc này đa phần là thuốc không kê đơn nên dễ dẫn tới các ca ngộ độc paracetamol do dùng quá liều không theo hướng dẫn đơn thuốc hoặc của bác sĩ.

Thực tế, ngộ độc paracetamol rất dễ gặp nhưng lại là một dạng ngộ độc rất hay bị bỏ sót dẫn tới việc chẩn đoán không được kịp thời và để lại hậu quả đáng tiếc, nặng nề nhất là tử vong.  Dấu hiệu ngộ độc paracetamol theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn 1, nguời bệnh thường có triệu chứng như: chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và nôn; người ra nhiều mồ hôi và cũng có thể tăng chỉ số GOT hay GPT sau khi uống thuốc từ 30 phút cho tới 24 giờ.
  • Giai đoạn 2: Sau khoảng 24 – 72 giờ uống thuốc, nếu bị ngộ độc người bệnh sẽ có các triệu chứng bao gồm chán ăn và buồn nôn, nếu có nôn sẽ ít hơn so với giai đoạn đầu. Lúc này bệnh nhân có thể bị đau hạ sườn phải. Các chỉ số GOT và GPT tiếp tục tăng lên, tuy nhiên chỉ số Bilirubin có thể tăng hoặc không. Ngoài ra hàm lượng prothrombin có thể bị giảm kèm theo suy giảm chức năng thận.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các tế bào gan có thể xảy ra hoại tử, hoàng đảm là do sự tích tụ bilirubin nhiều kèm theo rối loạn đông máu, thận suy và những bệnh lý não do gan. Nếu như sinh thiết tế bào gan có thể quan sát được trung tâm tiểu thùy có dấu hiệu hoại tử. Thời gian thường là từ 72 đến 96 giờ sau khi uống. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị tử vong do suy đa tạng.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn 4 của ngộ độc paracetamol thường xảy ra sau từ 4 đến 14 ngày uống thuốc. Nếu như bệnh nhân vượt qua giai đoạn 3 thì chức năng gan đã được hồi phục trở lại và sau khoảng 30 ngày thì các tổ chức gan sẽ lành trở lại. Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp ngộ độc paracetamol nặng thì thời gian có thể lâu hơn.

Cảnh báo: Tử vong do ngộ độc paracetamol khi tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Cảnh báo: Tử vong do ngộ độc paracetamol khi tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, theo hướng dẫn của Bộ y tế thì người bị sốt xuất huyết có thể hạ sốt bằng paracetamol tuy nhiên cần dùng đúng thời điểm và đúng liều lượng để không gây ngộ độc và không gây nguy hiểm cho tính mạng. Đặc biệt vì căn bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vắc-xin phòng bệnh nên các bác sĩ chủ yếu sẽ điều trị triệu chứng bệnh cũng như theo hướng phòng ngừa biến chứng tăng nặng có thể xảy ra.

Việc điều trị phụ thuộc vào thể bệnh sốt xuất huyết mà bệnh nhân mắc phải. Khi mắc sốt xuất huyết tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội trú hay ngoại trú. Bên cạnh đó, người bị sốt xuất huyết cần nghiêm túc thực hiện các xét nghiệm và việc tái khám hàng ngày Một trong những dấu hiệu nguy hiểm cần nhanh chóng nhập viện bao gồm:

  • Người có biểu hiện mệt lả, bị bứt rứt, không ăn được, nôn liên tục kèm theo đau bụng, tay chân sờ nắn thấy lạnh và ẩm; bị xuất huyết mũi, miệng và xuất huyết tiêu hoá; tiểu ít, nhất là không đi tiểu kéo dài 6 tiếng.
  • Người sống một mình, người ở xa các cơ sở y tế hoặc không có người chăm sóc, theo dõi diễn biến của bệnh
  • Trẻ em
  • Phụ nữ có thai
  • Người trên 60 tuổi
  • Người bị các bệnh mãn tính như tim, thận hay hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường hoặc người bị thừa cân, béo phì.

Nếu uống paracetamol với liều 150 mg/kg cân nặng sẽ xảy ra tình trạng ngộ độc paracetamol. Với người lớn có cân nặng khoảng 50kg thì một liều 7,5 gram paracetamol nếu như uống trong một lần sẽ gây ra viêm gan, gan bị nhiễm độc. Nguy hiểm hơn nếu không được can thiệp y tế kịp thời người bệnh có thể sẽ gặp phải tình trạng tử vong.

Ngoài ra, với những người đang mắc bệnh lý về gan mạn tính nếu như sử dụng paracetamol với liều thấp hơn thì vẫn có thể khiến tế bào gan bị tổn thương. Chẳng hạn có trường hợp bệnh nhân bị viêm gan do virus thể mạn tính sau khi uống 4 gram paracetamol sau 40 tiếng đã khiến gan bị nhiễm độc. Vì thế, khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần có sự tư vấn từ các bác sĩ và dược sĩ có chuyên môn.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *