Danh mục
Trang chủ >> Thông tin y tế >> Cảnh báo những căn bệnh thường gặp sau bão lũ

Cảnh báo những căn bệnh thường gặp sau bão lũ

Cảnh báo những căn bệnh thường gặp sau bão lũ
5 (100%) 1 vote

Điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước bị ô nhiễm sau mưa lũ sẽ khiến con người mắc nhiều bệnh lý về hô hấp, da liễu và tiêu chảy.  Vậy phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào?

Cảnh báo những căn bệnh thường gặp sau bão lũ

Cảnh báo những căn bệnh thường gặp sau bão lũ

Theo thông tin y tế cập nhật, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Bệnh về da, tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn như oxy già, thuốc tím, xanh methylen, clorhexidin, cloramin B… để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn. Khi bị sốt, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, không tự ý điều trị tại nhà.

Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sau bão lũ. Thực hiện chín, uống sôi, không ăn thịt gia súc gia cầm chết hay rau đã bị ngập lụt. Không tắm gội, bơi lội hay chơi đùa trong nước lụt. Rửa sạch tay chân, đặc biệt là kẽ ngón tay chân sau khi lội vào nước lụt, tránh bị nấm da nấm móng, ghẻ lở, nhiễm trùng. Khi nước lụt rút, cần rửa giếng, vét hết bùn cặn và làm trong nước bằng phèn chua hoặc khử trùng bằng hóa chất.

Để phòng muỗi sinh sôi, vệ sinh nhà cửa đồ đạc, phơi khô đồ dùng, phát quang bụi rậm quanh nhà tránh nước đọng. Diệt bọ gậy, loăng quăng và muỗi. Phun hóa chất diệt côn trùng, khử trùng môi trường ở những nơi nguy cơ cao.

Các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sau bão lụt, tình trạng ô nhiễm môi trường là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh, phát triển, trong đó phải kể đến một số bệnh lý thường gặp như nấm kẽ chân, viêm da, mẩn ngứa do ngâm mình trong nước bẩn; đau nhức mình mẩy, viêm họng cấp do thay đổi thời tiết; bệnh tiêu chảy, bệnh đau mắt đỏ do điều kiện vệ sinh kém…

Một số bài thuốc điều trị các bệnh thường gặp sau bão lũ

Một số bài thuốc điều trị các bệnh thường gặp sau bão lũ

Một số bài thuốc điều trị các bệnh thường gặp sau bão lũ như sau::

Chữa nước ăn chân

  • Bài 1: Lá kim ngân 30g sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
  • Bài 2: Lá trầu không 8g, lá ráy 50g, phèn chua 20g, sắc lấy nước ngâm chân trong 15 phút.
  • Bài 3: Phèn chua phi tán mịn, rửa sạch chân rồi xát bột phèn phi vào các kẽ chân 2 lần trong ngày

Viêm da lở loét

  • Bài 1: Kim ngân hoa 16g, lá cối xay 16g, cỏ chỉ thiên 16g, sài đất 16g, dây thồm lồm 16g. Sắc uống.
  • Bài 2: Chó đẻ răng cưa 16g, sài đất 16g, bồ cu vẽ 16g, đơn đỏ 12g, đơn mặt quỷ 12g. Sắc uống.
  • Thuốc dùng ngoài: Lá trầu không, lá mần tưới, 2 thứ rửa sạch, sắc lấy nước hoà thêm 20g phèn chua để ngâm rửa tổn thương.

Mẩn ngứa dị ứng

  • Bài 1: Cây đơn kim 15g, lá đơn đỏ 15g, lá đơn tướng quân 15g. Sắc uống ngày 1 thang
  • Bài 2: Kim ngân hoa 12g, hoa khế tươi 30g, lá cối xay 12g, bạch chỉ nam 12g. Sắc uống.
  • Bài 3: Lá đơn tướng quân 15g, sài đất 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, thổ phục linh 12g, đan bì 10g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống.
  • Bài 4: Rễ chàm mèo 12g, kim ngân hoa 10g, đại hoàng 8g, hoàng bá 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn

  • Bài 1: Sắn dây 50g, mã đề thảo 20g, cam thảo dây 12g. Sắc uống.
  • Bài 2: Sắn dây 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, cam thảo 8g, kim ngân 10g, mộc thông 10g. Sắc uống.
  • Bài 3: Sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống.

Đau mắt đỏ

  • Bài 1: Tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Sắc uống thay trà. Có thể thêm đường cho dễ uống.
  • Bài 2: Tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống.

Thuốc dùng ngoài

  • Bài 1: Lá dâu 1 nắm, lá trầu không 5 cái, hai thứ vò nát, cho vào ca, đổ nước sôi rồi đưa mắt bị đau sát miệng ca để xông hơi nóng bốc lên trong 3 phút, làm 2 lần trong ngày. Sau đó dùng nước này rửa mắt.
  • Bài 2: Lá phù dung (tươi) 3 lá, thêm chút muối sạch. Giã nát, cho lên gạc đắp vào mắt, 1 – 2 ngày.
  • Bài 3: Lá dâu 60g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, gạn lấy nước trong rửa mắt khi còn ấm.

Nếu người bệnh thấy có những dấu hiệu của bệnh nên đến các trung tân y tế để thăm khám và điều trị tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *