Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Những điều cần biết về đau xương khớp mùa lạnh và cách phòng bệnh

Những điều cần biết về đau xương khớp mùa lạnh và cách phòng bệnh

Những điều cần biết về đau xương khớp mùa lạnh và cách phòng bệnh
5 (100%) 1 vote

Vì sao đau xương khớp vào mùa lạnh thường nghiêm trọng hơn? Nhận biết và cải thiện tình trạng này như thế nào? Cùng Y khoa Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 

 

Đau nhức xương khớp là các triệu chứng khá thường gặp, đặc biệt ở người trung hoặc cao tuổi. Thực tế, phần lớn bệnh nhân xương khớp cho biết, tình trạng bệnh, đặc biệt là triệu chứng đau nhức, tê mỏi thường nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, ví dụ như: mưa lạnh, thời tiết chuyển mùa, lạnh vào ban đêm và sáng sớm.

Theo chuyên gia vật lý trị liệu Nguyễn Quốc Toàn, các triệu chứng đau xương khớp vào mùa lạnh dễ nhận biết như sau:

Tăng cơn đau nhức

Khi trời lạnh, mọi triệu chứng đau nhức xương khớp tại nhiều vị trí trên cơ thể đều nặng hơn, đặc biệt tập trung ở khớp bị tổn thương trước đó hoặc đang mắc bệnh lý như: xương cột sống, xương khớp gối, xương cổ, xương vai, xương thắt lưng, bàn tay,… Tình trạng này thường nghiêm trọng nhất vào ban đêm hoặc sáng sớm do lúc này thời tiết lạnh nhất.

Tê, sưng khớp

Tê sưng khớp là tình trạng tổn thương xương khớp nghiêm trọng hơn mà bệnh nhân có thể gặp phải thường xuyên khi trời lạnh. Cần cẩn thận bởi đây là dấu hiệu bệnh lý xương khớp như: thoát vị đãi đệm, loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Cứng khớp

Cứng khớp là tình trạng các khớp bị cứng đơ, không thể hoặc rất khó để cử động. Cứng khớp thường chỉ kéo dài khoảng 10 – 30 phút, xuất hiện sau khi bệnh nhân ngủ dậy, nhất là ngủ dậy sáng sau một đêm nằm ngủ.

Phát ra âm thanh khi vận động

Không chỉ gây đau đớn, khó khăn vận động, bệnh nhân nếu cố gắng di chuyển, cử động khớp bị đau còn gây ra âm thanh bất thường. Đây có thể do các xương cọ xát vào nhau, lâu dần gây tổn thương và đau nhức nghiêm trọng hơn.

 

 

Theo thầy Công Tố hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, người bệnh đau nhức xương khớp cần thực hiện một số cách dưới đây để tránh được những khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Xoa bóp, Massage

Các loại rượu thuốc như rượu gừng, rượu thuốc, rượu khuynh diệp,… có tác dụng làm nóng khớp, giãn mạch và tăng tốc độ lưu thông của máu. Từ đó giảm tình trạng đau sưng khớp cũng như tiến triển bệnh nguy hiểm hơn.

Chườm nóng

Với cơn đau nhức khớp nghiêm trọng chưa kịp xử lý, bệnh nhân nên chủ động mang theo mình dụng cụ chườm nóng. Nhiệt độ sẽ làm giãn nở, tăng lưu thông máu và giảm đau nhức xương khớp.

Tắm nước nóng

Bạn có thể tự thưởng cho bản thân thời gian ngâm mình trong nước nóng để làm giãn nở mạch máu, giảm sưng đau khó chịu. Bệnh nhân có thể tắm một phần cơ thể khi tình trạng đau nhức này xảy ra, lưu ý không nên dùng nước quá nóng và ngâm mình trong thời quá lâu.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *