Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Vị thuốc Y học cổ truyền giúp giảm ho khi thời tiết giao mùa

Vị thuốc Y học cổ truyền giúp giảm ho khi thời tiết giao mùa

Vị thuốc Y học cổ truyền giúp giảm ho khi thời tiết giao mùa
5 (100%) 1 vote

Với sự lành tính cũng như giá trị cao, nhiều loại thảo dược tự nhiên được sử dụng như vị thuốc Y học cổ truyền giúp phòng tránh và giảm ho khi thời tiết giao mùa.

Vị thuốc Y học cổ truyền giúp giảm ho khi thời tiết giao mùa

Vị thuốc Y học cổ truyền giúp giảm ho khi thời tiết giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cho cơ thể con người không thích ứng kịp nếu như hệ miễn dịch yếu. Điều này tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh, trong đó có triệu chứng ho.

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đa số các trường hợp ho khi thời tiết giao mùa thường không cần dùng thuốc điều trị mà có cần tìm nguyên nhân để điều trị từ nguyên nhân thì triệu chứng ho sẽ hết. Trong tự nhiên có những loại thảo dược có vai trò như một vị thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm ho khi thời tiết giao mùa.

Giảm ho bằng Gừng

Theo Y khoa Việt tổng hợp, Gừng tươi còn được gọi là vị thuốc Sinh khương, vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, chỉ thống (giảm đau), cải thiện sức đề kháng cho người bệnh. Khi thời tiết giao mùa, gừng tươi thường được sử dụng để giảm các triệu chứng ho, viêm họng, sưng họng, đau rát họng, đờm, khàn tiếng… Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, gừng là một vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng xoa dịu nhanh cơn ho, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng viêm, sưng và đỏ ửng.

Tử tô giúp giảm ho hiệu quả

Tử tô chính là quả của cây tía tô, đây là một vị thuốc có tác dụng giáng khí hoá đàm, chỉ khái bình xuyễn, nhuận tràng thông tiện. Tử tô hay được dùng kết hợp với các vị thuốc đông y như bạch giới tử, lai phục tử như bài thuốc Tam tử dưỡng tân thang, được sử dụng để điều trị bệnh đường hô hấp chẳng hạn như chứng viêm đường hô hấp hoặc viêm phế quản cấp mạn tính, ho đờm nhiều. Hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc trần bì, nhục quế, đương qui…trong bài thuốc Y học cổ truyền Tô tử giáng khí thang có tác dụng giáng khí bình suyễn, ôn hóa hàn thấp, chỉ trị ho suyễn, hoá đàm.

Vị thuốc tử tô

Vị thuốc tử tô

Vị thuốc trần bì giúp phòng tránh, giảm ho

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Trần bì chính là vỏ quýt, cụ thể là vỏ của loài quýt hương, khi lấy tay vò lá sẽ thấy mùi thơm đặc biệt. Đây là vị thuốc có cay, thơm, hơi đắng và tính ôn. Để nguyên phần cùi trắng thì có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa trung tiêu, lý khí. Bỏ phần cùi trắng thì có tác dụng tiêu đờm, trị ho. Để trị ho viêm họng, viêm phế quản, Đông y người ta sử dụng trần bì, cát cánh, tô diệp, cam thảo, sắc uống hàng ngày. Với ho có đờm, thường kết hợp trần bì cùng bạch linh, khương bán hạ, cam thảo, gừng tươi.

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc kể trên, người bệnh cần đi khám để các bác sĩ chẩn đoán và kê đơn chính xác với liều lượng các vị gia giảm phù hợp với thể trạng, đồng thời được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc để đạt hiệu quả cao.

Nguồn: Ykhoaviet.edu.vn tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *