Quá trình mang thai, phụ nữ dễ bị buồn nôn nhất là trong 3 tháng đầu. Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam các loại đồ uống dưới đây có thể giúp thai phụ giảm được các triệu chứng buồn nôn:
Nước chanh
Vị thơm của chanh sẽ giúp thai phụ giảm cảm giác buồn nôn. Cách pha Vắt chanh vào cốc nước và sau đó uống từ từ từng ngụm nhỏ. Không nên uống hết cùng một lúc vì chúng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hơn.
Làm sinh tố
Trong lúc phụ nữ mang thai họ thường không thích ăn bất cứ thứ gì. Lúc này Sinh tố có thể là loại thực phẩm giúp thai phụ no và đủ năng lượng với nhiều chất dinh dưỡng. Hãy chọn loại trái cây yêu thích và làm sinh tố. Như bơ, dưa hấu, xoài…Loại trái cây nào cũng đượ miễn sao bạn yêu thích.
Nước gừng
Nước gừng có thể làm giảm hiệu quả cảm giác buồn nôn. Băm nhỏ gừng và đổ vào bình nước. có thể cho thêm lá bạc hà để có kết quả tốt hơn. Loại nước này uống tốt hơn khi lạnh, vì vậy nên trữ trong tủ lạnh.
Nước ép rau
Đây là một trong những loại đồ uống rất tốt chữa nôn khi mang thai. Thai phụ có thể uống nước ép từng loại rau hoặc pha trộn. Ngoài ra Có thể kết hợp cà rốt và bạc hà hoặc rau bina và quả lý gai.
Trà thảo dược chống buồn nôn
Loại trà này có thể giảm cảm giác ốm nghén. Bạn có thể uống 2-3 cốc trà gừng trong ngày và tác dụng chống buồn nôn của gừng là sự thật đã được chứng minh.
Nước trái cây hỗn hợp
Có nhiều phụ nữ bị buồn nôn nhiều hơn khi ngửi thấy mùi sữa trong thời gian mang thai. Sữa rất cần thiết trong giai đoạn này. Để uống được sữa, bạn có thể trộn loại trái cây yêu thích với sữa.
Sữa bơ
Không chỉ chống buồn nôn, loại sữa này cũng như một chất làm mát và giúp bạn tiêu hóa dễ dàng.
Nước chanh pha
Nếu bạn không thích vị chua của nước chanh đơn thuần, thêm đường và muối và nước chanh và làm lạnh chúng. Cũng có thể thêm vài lá bạc hà. Loại nước này cũng có tác dụng giảm buồn nôn.
Nước dừa
Theo các chuyên gia, uống từng ngụm nhỏ nước dừa không chỉ làm giảm buồn nôn mà còn giúp kiểm soát huyết áp trong 3 tháng cuối thai kỳ Ngoài ra nước dừa Tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế, lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.
Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.