Hội chứng nhà trẻ (daycare syndrome) là tình trạng lặp đi lặp lại các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, sốt… ở trẻ khi đến lớp. Vậy trong trường hợp này cha mẹ cần phải làm như thế nào?
- Nhận biết các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
- Ung thư vú có thể phát hiện ra nhờ những dấu hiệu sớm
- Những thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư cổ tử cung chị em phụ nữ nên biết
Daycare syndrome- hội chứng nhà trẻ, là gì?
Daycare syndrome- hội chứng nhà trẻ, là gì?
Daycare syndrome hay còn gọi là hội chứng nhà trẻ, là tình trạng lặp đi lặp lại các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên: Sốt -> Chảy nước mũi -> Ngạt mũi -> Ho -> Sốt -> Chảy nước mũi -> Ho -> Sốt…
Hội chứng này thường gặp trong 1-2 năm đầu đi nhà trẻ/mẫu giáo của trẻ và phần nhiều do virus gây ra. Giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trẻ em dưới 6 tuổi, trong 1 năm bị trung bình từ 6 đến 8 lần nhiễm virus hô hấp trên (virus gây bệnh tai mũi họng) và có thể lên đến 1 lần mỗi tháng, thường trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 4. Các triệu chứng của nhiễm virus mũi họng thường là sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho.
Trẻ nhỏ thường hoạt động tại các cơ sở chăm sóc tập trung như nhà trẻ – trường mẫu giáo, do đó trẻ xuyên tiếp xúc với mầm bệnh từ những đứa trẻ khác. Mặt khác do hệ miễn dịch còn non yếu nên cơ thể chưa đủ phản xạ bảo vệ để đáp ứng chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời trẻ chưa hình thành được thói quen giữ gìn vệ sinh để phòng tránh các tác nhân gây bệnh, dẫn đến việc trẻ bị nhiễm virus lặp lại nhiều lần.
Trong 2 nghiên cứu khác nhau của Bệnh viện Nhi Pittsburgh và Khoa Nhi Đại học Y khoa Arizona (Hoa Kỳ) đều chỉ ra rằng: trẻ đến trường bị nhiễm virus hô hấp trên nhiều hơn trẻ được chăm sóc tại nhà.
Thực trạng tần suất nhiễm virus nhiều hơn những đứa trẻ được chăm sóc tại nhà dẫn đến tình trạng “đợt cũ” chưa hết mà “đợt mới” đã tới làm cho vòng quay các triệu chứng liên tục diễn ra. Rất nhiều bậc cha mẹ xót ruột khi kể với bác sĩ rằng con của họ cứ “đi lớp” là ốm, triền miên. Hay là cho trẻ ở nhà để tránh không bị ốm?
Cha mẹ có nên cho trẻ ở nhà để tránh “hội chứng nhà trẻ” xảy ra? Câu trả lời là không (trừ những trường hợp đặc biệt) bởi vì:
Hội chứng nhà trẻ sẽ xảy ra trong 1-2 năm đầu tới trường của trẻ, nên không sớm thì muộn, cha mẹ cũng sẽ phải đối mặt với vòng quay này. Nếu như trong giai đoạn nhà trẻ, cha mẹ giữ con ở nhà thì hội chứng này vẫn sẽ đến vào giai đoạn mẫu giáo hoặc lớp 1.
Trẻ càng đi học lâu ngày càng ít bị nhiễm bệnh bởi việc sớm tiếp xúc với mầm bệnh cũng chính là cách cơ thể hình thành miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh cho những lần mắc sau.
Cha mẹ cần ứng phó với “hội chứng nhà trẻ” như thế nào?
Cha mẹ cần ứng phó với “hội chứng nhà trẻ” như thế nào?
Theo nguồn thông tin y tế, bởi vì phần lớn hội chứng nhà trẻ do virus gây ra nên tình trạng bệnh lý không quá phức tạp và nghiêm trọng, chính vì vậy cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Cha mẹ cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác gây sốt- chảy mũi- ngạt mũi- ho như: Viêm mũi cấp, viêm xoang cấp, Viêm VA cấp do vi khuẩn, viêm thanh khí phế quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm VA mạn tính…
Với các triệu chứng gặp phải do “hội chứng nhà trẻ” gây ra, chăm sóc giảm triệu chứng là việc được ưu tiên hàng đầu. Việc sử dụng thuốc là rất hạn chế bởi lợi ích từ thuốc đem lại là không đáng kể.
Ngoài ra cha mẹ có thể chủ động đưa con đi tiêm phòng cúm hàng năm, tránh các nơi tập trung đông người khác ngoài cơ sở nhà trẻ của con (điều này giúp trẻ tránh gặp phải các vấn đề nhiễm trùng từ nhiều nguồn khác nhau). Nên hạn chế tối đa việc trẻ mút ngón tay, ngón chân hay núm vú giả… đây có thể là những con đường lây nhiễm vi trùng. Cần hướng dẫn những trẻ lớn rửa tay thường xuyên.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn