Huyết áp thấp là một bệnh lý có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng lên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não… bệnh gây ra nhiều rủi ro và các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Các bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn
- Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị cảm nắng hiệu quả
- Tình trạng tức ngực khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?
Huyết áp thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Tình trạng này cũng hay gặp ở phụ nữ vì những nội tiết tố thường xuyên thay đổi, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, những người cơ thể suy nhược, thiếu máu… Bài viết chuyên mục kiến thức y học sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu biết về bệnh huyết áp thấp và cách phòng tránh những nguy cơ mà nó gây ra.
Huyết áp thấp là gì?
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch và nó được thể hiện ở 2 chỉ số huyết áp tâm thu ( huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương ( huyết áp tối thiểu). Với những người bình thường huyết áp dao động khoảng 120/80mmHg ( mili mét thuỷ ngân). Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg khi đo được mà cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Niếu huyết áp đo được dưới 90/60mmHg thì đươc cho là bệnh lý huyết áp thấp.
Triệu chứng của huyết áp thấp
Hoa mắt chóng mặt: triệu chứng này hay gặp khi thay đổi tư thế đột ngột như ngồi lâu và đứng dậy đột ngột, hoặc ngồi bật dậy khi đang nằm, đứng liên tục trong nhiều giờ liền, hoạt động thể lực mạnh, đi ngoài trời nắng. lúc này bạn sẽ cảm thấy xung quanh quay tròn, người lảo đảo đứng không vững, mờ mắt hoặc mất thị lực tạm thời.
Đau đầu dữ dội: tính chất đau đầu ở mỗi người sẽ khác nhau, cơ đau đầu sẽ xuất hiện sau mỗi lần căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng, thường đau nặng ở vùng đỉnh đầu.
Ngất: ở mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra ngất ( tình trạng mất ý thức đột ngột), đặc biệt nguy hiểm với những người đang lái xe tham gia giao thông.
Một số những triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, da lạnh hoặc ẩm, niêm mạc nhợt nhạt…
Triệu chứng của huyết áp thấp
Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp
Nguyên nhân nguyên phát: có liên quan đến thể chất nội sinh của cơ thể, hay gặp nhiều ở nữ giới từ 20 – 40 tuổi, thể trạng gầy và thường có xu hướng di truyền
Nguyên nhân thứ phát: có liên quan đến một số bệnh mãn tính như thiếu máu kéo dài, các bệnh lý về máu, thiếu vitamin b12, dị ứng, viêm loét dạ dày, hoặc do mắc các bệnh mãn tính như rối loạn nhịp tim, nhịp chậm, bệnh đái tháo đường, cường tuyến giáp, ngộ độc hoá chất, đang sử dụng các thuốc giãn mạch, lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm …
Một số nguyên nhân khác như; thay đổi tư thế đột ngột dẫn đến tụt huyết áp tư thế, người lao động nặng trong môi trường nắng nóng bị mất nhiều mồ hôi.
Điều trị và phòng bệnh huyết áp thấp
Để điều trị tình trạng huyết áp thấp bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng của thuốc đang sử dụng hoặc có thể sử dụng một số loại thuốc tăng huyết áp.
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo một số biện pháp khác giúp làm tăng huyết áp như:
- Uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm giàu natri , sử dụng các loại nước ép trái cây hoặc bổ sung điện giải.
- Bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá , tôm ,cua , trứng… và chia làm nhiều bữa trong ngày ( khoảng 4 -5 bữa).
- Hạn chế uống rượu, bia và các đồ uống có chứa cồn, một số các đồ uống có tác dụng tăng huyết áp như nước chè, caffe, nước sâm, bột tam thất, nhạnh nhân, cam thảo, gừng …
- Không nên dùng các thức ăn có tính lợi tiểu như rau cải, dưa hấu, bí ngô…
- Không nên đứng quá lâu, thay đổi tư thế đột ngột, duy trì vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ.
- Không nên thức khuy, giữ ấm khi đi ngủ và không nên ra ngoài trời nắng gắt
- Những người từ 50 tuổi trở lên nên theo dõi huyết áp thường xuyên vì họ rất dễ có nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp thành tăng huyết áp.
Nguồn: Ykhoaviet.edu.vn tổng hợp.