Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Một số bệnh lý về mắt thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh

Một số bệnh lý về mắt thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh

Một số bệnh lý về mắt thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh
5 (100%) 1 vote

Những bệnh lý về mắt sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới thị giác của trẻ sơ sinh từ khi mới lọt lòng, do đó vấn đề này được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Bệnh lý về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

Bệnh lý về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ từ khi sinh ra hay trong quá trình con đang khôn lớn mà không may gặp phải một số bệnh lý về mắt sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, học tập của trẻ sau này. Vì vậy, cha mẹ hãy cùng ykhoaviet.edu.vn tìm hiểu một số bệnh về mắt thường gặp nhất hiện nay, giúp cha mẹ có thêm thông tin để phòng tránh cũng như can thiệp kịp thời bảo vệ đôi mắt của trẻ sơ sinh.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh thường là do di truyền, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa hay phối hợp các bệnh lý toàn thân, trẻ sinh thiếu ngày hoặc gặp một rối loạn nào đó như hội chứng Down sẽ có nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể sẽ có dấu hiệu mắt trẻ có ánh hồng, khi chiếu đèn vào soi thấy có ánh trắng trong mắt. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp trẻ sơ sinh phục hồi được những tổn thương do đọc thủy tinh thể bẩm sinh gây ra, nếu điều trị muộn bệnh đục thủy sẽ không phục hồi được, ảnh hưởng lớn tới khả năng nhìn của con.

Nghẽn tuyến lệ

Theo các Y sĩ Y học cổ truyền cho biết, tắc nghẽn tuyến lệ là một bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến cho nước mắt của trẻ không thể chảy xuống do chướng ngại vật trong ống dẫn lệ, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mắt đỏ, nhiều ghèn mắt. Nếu trong trường hợp nhẹ mẹ có thể giúp trẻ bằng cách thường xuyên vuột dọc sống mũi từ khóe mắt tới hai lỗ mũi để làm thông tuyến lệ. Tuy nhiên với trường hợp nặng thì mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được tư vấn, xử lý kịp thời, tuyệt đối không cho trẻ thông tuyến lệ ở những địa chỉ không uy tín và không chuyên về mắt sẽ gây ảnh hưởng tới thị giác của trẻ.

Bệnh Cận thị

Cận thị ở trẻ sơ sinh thường là do di truyền, để phát hiện sớm được bệnh này thì nếu bố hoặc mẹ có người bị cận thì thì sau khi sinh bé cần được đi khám mắt định kỳ khi tròn 6 tháng tuổi, con được 3 tuổi và trước khi vào lớp 1.

Cận thị ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nhìn của trẻ, trẻ chỉ có thể nhìn được trong phạm vi gần mà thôi. Nếu không được phát hiện sớm thì tình trạng bệnh càng nặng thêm.

Chứng Viễn thị

Ngược lại với tật cận thị, viễn thị khiến bé nhìn được rõ những thứ ở xa nhưng lại không thể nhìn lại những vật ở gần. Thông thường, các bé sơ sinh thường bị viễn thị nhưng tình trạng sẽ giảm dần một cách tự nhiên khi trẻ lớn lên. Trường hợp đến độ tuổi lên 2, lên 3 nếu mắt không phát triển bình thường thì bé sẽ tiếp tục bị tình trạng viễn thị, cha mẹ cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

Viêm kết mạc do nhiễm khuẩn

Một số loại vi khuẩn có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở và làm tổn thương đôi mắt của bé. Mẹ nên trang bị những kiến thức Y học, theo dõi kỹ và kiểm tra thị giác của trẻ sau khi sinh, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở đôi mắt của trẻ cần nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhược thị ở trẻ sơ sinh

Nhược thị là hiện tượng mắt kém ở 1 hoặc 2 bên do lác, tật khúc xạ hay một số bệnh lý về mắt gây nên. Tuy nhiên, nhược thị ở trẻ sơ sinh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng. Mẹ nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm tình trạng nhược thị ở trẻ.

Sụp mi bẩm sinh

Có đến 25% trẻ bị nhược thị do mi che hoặc loạn thị do sụp mi gây ra. Dấu hiệu nhận biết của sụp mi rất dễ do mi sa xuống, không có nếp mí rõ ràng, khi nhìn xuống mi trên ít cử động. Phẫu thuật chính là phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng sụp mi, giúp trẻ không phải nhăn trán hay ngửa cổ ra phía sau để nhìn.

Ung thư võng mạc căn bệnh về mắt nguy hiểm ở trẻ

Ung thư võng mạc căn bệnh về mắt nguy hiểm ở trẻ

Lác, lé mắt ở trẻ

Các cơ mắt của trẻ sơ sinh chưa phối hợp tốt với nhau có thể làm cho mắt bé trông như bị lé hay lác. Tuy nhiên, sau một thời gian đôi mắt sẽ trở lại bình thường. Đối với trẻ trên 1 tuổi, tình trạng hai mắt không phối hợp đồng bộ, khi thì tụ lại một chỗ, khi thì nhìn về các hướng rời rạc với nhau có thể là hậu quả của cận thị, loạn thị và viễn thị. Do đôi mắt thường xuyên phải điều chỉnh dẫn đến tình trạng thị lực sút kém, bé chỉ còn nhìn được với thị lực 2-3/10 và phát hiện càng muộn thì tình trạng càng nặng.

Đối với trẻ sơ sinh, thật khó để mẹ khẳng định các bệnh về mắt. Một số tật về mắt như cận thị, nhược thị không được biểu hiện ra bên ngoài và bé cũng còn quá nhỏ, không thể nói cho mẹ biết vấn đề mình gặp phải. Chính vì vậy, bên cạnh việc cập nhật thêm những bí quyết nuôi con khỏe mạnh thì mẹ cần đưa con đi khám kiểm tra sức khỏe đúng lịch hẹn theo các mốc quan trọng như 6 tháng, 1 tuổi, 18 tháng, 2 tuổi… để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt và điều trị sớm cho bé.

Ung thư võng mạc

Đây là bệnh học về mắt nguy hiểm nhất đối với trẻ. Một khối u ác tính có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên mắt. Bệnh này thường gặp ở những trẻ từ 1 đến 3 tuổi với những biểu hiện là ánh hồng tử trắng, mắt lác. Việc phát hiện sớm căn bệnh này có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị, cứu vãn chức năng của mắt và bảo đảm tính mạng cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *