Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ ngừng phát triển do thiếu dinh dưỡng, gây giảm năng lượng. Tất cả các chất đều thiếu nhưng phổ biến nhất là chất đạm và chất béo.
Tuỳ theo mức độ và thời gian thiếu bệnh sẽ có tác hại chẳng những đến chiều cao và cân nặng mà cả tâm thần, vận động và trí thông minh.
Bệnh gây chậm phát triển trí tuệ nếu xuất hiện trước 6 tuổi và chậm phát triển về chiều cao nếu xảy ra trước 20 tuổi. Mức độ chậm phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh và nặng nhất ở giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển cao nhất.
Khác với chiều cao và trí tuệ hầu như không hồi phục sau điều trị, cân nặng rất nhạy, thay đổi nhanh và sớm phục hồi sau điều trị. Vì vậy, theo dõi cân nặng không những giúp phát hiện sớm mà còn góp phần điều trị hiệu quả hơn
-
Thiếu dinh dưỡng:
- Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất ở Việt Nam.
- Chế độ ăn không đủ số lượng.
- Chế độ ăn không đảm bảo chất lượng: rất thường gặp ở vùng nông thôn.
- Hầu hết chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề ăn uống, đặc biệt là bữa ăn sáng.
- Chưa chú ý đến việc bổ sung khẩu phần ăn cho bà mẹ đang mang thai.
- Sau khi sanh rất nhiều bà mẹ chưa thật sự quan tâm đến bữa ăn của trẻ.
-
Nhiễm trùng:
Môi trường sống kém vệ sinh, trẻ chưa chủng ngừa đầy đủ làm cho nguy cơ nhiễm trùng, ký sinh trùng tăng. Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng là vòng lần quẩn mà chúng ta chưa giải quyết được.
-
Dị tật bẩm sinh:
Các dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa như hở môi, hở hàm ếch, hẹp môn vị, phình đại tràng … hay ở hệ thần kinh, tim … mặc dù hiếm nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ.
-
Kiến thức chăm sóc trẻ:
Phổ biến nhất là do trình độ dân trí thấp, phần lớn các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con theo khoa học, không biết cách bảo vệ và tận dụng nguồn sữa mẹ, dễ dàng thay sữa mẹ bằng sữa bò hoặc cháo loãng, kiêng cữ nhiều thức ăn cần thiết, nhất là khi trẻ bệnh. Nhiều bà mẹ không biết cách cho con ăn dặm từ tháng thứ 6 hoặc cho ăn bột quá sớm, dễ gây rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Để tránh suy dinh dưỡng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
- Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam khi có thai bà mẹ cần chú ý ǎn uống để đạt mức tǎng từ 10-12 cân, khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván và uống viên sắt acid folic hàng ngày.
- Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
- Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 7. Tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng) ǎn nhiều bữa từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc.
- Đảm bảo trong bữa ǎn có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.
- Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Trẻ em từ 6-36 tháng uống vitamin A 2 lần trong năm.