Xơ gan là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới (1978) thì tỷ lệ tử vong do xơ gan ở các nước giao động từ 10-20/100000 dân.
Nguyên nhân bệnh xơ gan
- Xơ gan do virus: Có 7 loại virus A, B, C, D, E G, F nhưng có hai loại vius viêm gan B và C được xác định là có tỷ lệ người nhiễm là cao nhất.
- Xơ gan do viêm gan mạn tính.
- Xơ gan do rượu
- Xơ gan do nhiễm độc hoá chất và do thuốc
- Xơ gan do kí sinh trùng: Sán máng, sán lá gan…
Triệu chứng xơ gan
+ Xơ gan tiềm tàng (giai đoạn còn bù hoặc giai đoạn sớm)
Triệu chứng lâm sàng nghèo nàn bệnh nhân vẫn làm việc bình thường chỉ có một số triệu chứng gợi ý:
- Người mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu.
- Rối loạn tiêu hoá, trướng hơi bụng, phân lúc lỏng lúc bị táo bón
- Đau nhẹ vùng hạ sườn phải
- Có các sao mạch ở da, mặt, cổ, ngực bàn tay son.
- Có thể có gan to, mật độ chắc, mặt nhẵn, có thể có lách to.
- Chảy máu cam, chảy máu chấn răng.
+ Xơ gan giai đoạn mất bù
- Biểu hiện bằng hai hội chứng là suy chức năng gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
- Sức khỏe toàn thân giảm sút, khả năng làm việc giảm.
- Rối loạn tiêu hoá: Đầy hơi, trướng hơi, Ăn uống kém.
- Có thể có vàng da.
- Giãn tĩnh mạch thực quản, có thể có xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Phù hai chi dưới, phù mềm ấn lõm.
- Có cổ chướng từ ít đến nhiều.
- Gan thường teo nhỏ, có trường hợp gan to, mật độ chắc, bờ sắc; Có lách to.
- Tuần hoàn bàng hệ vùng trên rốn và hai bên mạn sườn.
Hướng điều trị bệnh xơ gan
+ Chế độ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi tuyệt đối ở giai đoạn phát triển
+ Chế độ ăn uống
Theo chuyên gia Y khoa việt cần đảm bảo lượng calo cao 2500- 3000calo/ ngày, đủ lượng vitamin, uống nhiều nước hoa quả. Ăn nhiều đạm (100g/ ngày) chỉ hạn chế đạm khi có tiền hôn mê gan, hạn chế thức ăn mỡ khi bệnh nhân có phù phải ăn nhạt tuyệt đối
+ Sử dụng thuốc điều trị
- Nhóm thuốc làm cải thiện chuyển hoá ở tế bào gan: Glucose, Vitamine nhóm B, C, K, acid folic…
- Thuốc lợi tiểu: Khi có phù hoặc có cổ trướng
- Truyền albumin khi albumin huyết tương giảm
- Truyền dịch, truyền máu khi bệnh nhân có tỷ lệ prothombin hạ thấp hoặc có xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
- Cầm máu qua nội soi nếu bệnh nhân có biến chứng xuất huyết tiêu hóa
- Điều trị cổ trướng: Chọc tháo bớt dịch khi bụng quá căng
- Trong đợt tiến triển có hoại tử tế bào gan: Có thể dùng các thuốc làm giảm transaminase.