Tiêm Vaccine cúm những điều cần biết?
Th12 19, 2016
Chưa được phân loại
2,506 Lượt xem
Tiêm Vaccine cúm những điều cần biết?
Bình chọn:
Tiêm phòng cúm được các chuyên gia y khoa việt khuyến cáo là việc nên làm nhất là đối với chị em đang có dự định sinh em bé.
- Đặc điểm Vaccine cúm
- Vaccine cúm có 3 loại:
- – Vaccine bất hoạt: gồm các phân typ virus cúm được bất hoạt bởi formalin hoặc ether. vaccine loại này kích thích sinh kháng thể tốt ở người lớn nhưng kém ở trẻ em.
- – Vaccine sống: được phát triển trên cơ sở kỹ thuật di truyền, tạo ra các chủng virus không gây bệnh, được ghép gen mã hóa tổng hợp kháng nguyên HA và NA từ vỏ polysaccharid của H. influenzae.
- – Vaccine tổ hợp: gắn kháng nguyên này vào một protein mang (carrier protein) tạo nên một hỗn hợp, trong đó protein mang hoạt động như một tá chất. Vi vậy, tính sinh miễn dịch của polysaccharid được tăng cưòng.
- Do tính dễ biến dị của virus cúm nên việc chế tạo vaccine gặp rất nhiều khó khăn. vaccine làm từ kháng nguyên của phân typ virus cúm gây bệnh năm nay sẽ không bảo vệ được đối với phân typ cúm gây bệnh năm sau. Người ta khắc phục bằng cách dùng kháng nguyên của các phân typ virus cúm gây bệnh trong 10 năm để làm vaccine hỗn hợp.
- Tại Việt Nam hiện phổ biến 3 vaccine sau:
- – Fluarix là một vaccine cúm bất hoạt phân tách từ virus, chứa các kháng nguyên được nhân giống trong trứng đã có phôi của 2 chủng siêu vicúm A (H1N1, H3N2) và 1 chủng siêu vi cúm B.
- – Influvac là vaccine virus cúm bất hoạt đa giá dựa trên kháng nguyên bề mặt được phân lập từ các chủng A và B của Myxovirus Influenza.
- -Vaxigrip là vaccine virus cúm được cấy trên trứng, tách ra bằng octoxynol-9, bất hoạt hóa bằng formaldehyde.
-
Tác dụng Vaccine cúm
- Đa số đạt được huyết thanh bảo vệ trong vòng 2-3 tuần. Thời gian miễn dịch sau tiêm chủng từ các chủng tương ứng hoặc từ các chủng có họ gần đến chủng vaccine khác là 6-12 tháng.
- Vaccine phòng ngừa cúm thích hợp cho tất cả những người muốn giảm khả năng có thể bị mắc cúm cùng với các biến chứng có liên quan. Tiêm chủng được khuyến cáo đặc biệt cho tất cả những bệnh nhân là những người có nguy cơ tăng lên nếu họ mắc bệnh cúm, những bệnh nhân có rối loạn và suy yếu chức năng của phổi và đường hô hấp:
- – Bệnh nhân có sự rối loạn về tim với bất kỳ lý do nào.
- – Bệnh nhân suy thận mạn.
- – Bệnh nhân bị tiểu đường.
- – Bệnh nhân có nhiễm khuẩn tụ cầu cấp.
- – Bệnh nhân có thiếu hụt miễn dịch: nhiễm HIV, bệnh máu ác tính và các bệnh nhân điều trị bằng các thuốcmiễn dịch ngăn chặn, các thuốc làm không thay đổi tế bào, liệu pháp sóng vô tuyến hoặc sử dụng corticosteroid liều cao.
- – Trẻ em và thanh thiếu niên (6 tháng đến 18 tuổi) sử dụng những sản phẩm có chứa axit acetylsalisylic trong giai đoạn trước đó bởi làm tăng nguy cơ của triệu chứng Reye’s do tiếp xúc tiếp sau nhiễm cúm.
- Việc tiêm chủng cũng phải được cân nhắc cho những người trên 65 tuổi mà không thuộc trong các nhóm nguy cơ trên.
- Không chủng vaccine cúm cho những trường hợp quá mẫn với các hoạt chất, với bất kỳ tá dược nào, trứng gà, protein gà, cetyltrimethylammonium bromide, formaldehyde, polysorbate 80 hoặc gentamicin. Hoãn việc tiêm chủng với những bệnh nhân ốm nặng hoặc nhiễm trùng cấp tính.
-
Cách dùng Vaccine bệnh cúm
- – Liều tiêm cho người trưởng thành và trẻ từ 36 tháng là 0,5ml.
- – Trẻ từ 6 đến 35 tháng: liều tiêm sử dụng là 0,25 ml và 0,5 ml. Với những trẻ mà trước đó chưa được tiêm chủng thì cần phải tiêm thêm liều thứ hai sau liều thứ nhất với khoảng thời gian tối thiểu là 4 tuần.
- Tiến hành gây miễn dịch bằng tiêm bắp hoặc tiêm sâu dưới da. Tốt nhất nên tiêm phòng vào mùa thu.
- Vaccine cúm phải được bảo quản tại 2°C đến 8°C (trong tủ lạnh). Không
- được đông băng. Tránh ánh sáng.
-
Phản ứng phụ Vaccine cúm
- – Phản ứng tại chỗ: đỏ, sưng, đau, bầm, cứng.
- – Phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, rùng mình, mệt mỏi, đau đầu, ra mồ hôi, đau cơ, đau khớp.
- Những phản ứng này thường biến mất trong vòng 1-2 ngày mà không cần điều trị.
2016-12-19