Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến con người bằng cái chết đến nhanh và đột ngột. Vì việc hiểu về triệu chứng sẽ giúp việc điều trị hiệu quả.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là:
Đau ngực: Với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-15 phút (khác về thời gian và độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá 1 giờ.
Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái.
Các triệu chứng phụ như: Vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh.
Khám tim: Nghe T1 yếu ở mỏm, đôi khi nghe thấy tiếng ngựa phi đầu tâm trương hoặc đầu tâm thu
Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện không rõ ràng như tiêu chảy, đau bụng hoặc không hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng, thấy nhiều ở các bệnh nhân đái tháo đường) hoặc diễn biến hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay chết bất ngờ …
Cận lâm sàng
Điện tâm đồ (ECG): Nhồi máu cơ tim cấp có thể dựa vào những biến đổi của phức bộ QRS (sóng Q bệnh lí). Biến đổi của đoạn ST: ST chênh có hình vòm gọi là sóng Pardee
Men tim huyết thanh:
– CPK (Creatinin Phosphat Kinase) đặc hiệu của cơ tim
+ Động học: tăng 4- 6 giờ sau khi nhồi máu.
+ Bình thường: 25- 220 U/L.
– CK-MB: Là isoenzym của CK, CK-MB có tính đặc hiệu cho tổn thương tại tim hơn CK và được xem là một trong những chỉ điểm của hoại tử cơ tim, được sử dụng trong chẩn đoán NMCT .
+ Bình thường: CK- MB ≤ 24 U/L
+ Động học: khởi tăng 3- 12h, đỉnh 24h, về bình thường 48- 72h.
– LDH (Lactacdehydrogennase)
+ Động học: tăng 24- 48 giờ sau khi nhồi máu.
+ Bình thường: 230- 460 U/L
– Men Transamin (SGOT, SGPT) tăng 12h đến 48h sau nhồi máu. Tuy nhiên men này tăng cả trong bệnh lý cơ và gan do đó ít có giá trị chẩn đoán NMCT.
– Troponin: Troponin I, T: có độ nhạy- độ đặc hiệu cao
+ Troponin I, T được coi như là một chỉ báo đáng tin cậy của các tổn thương cơ tim hơn so với mức độ CK, CK -MB tăng cao.
+ Bình thường: 0,5- 2 ng/mL (< 0,1- 0,2 ng/ml) >2: chẩn đoán chắc chắn.
+ Động học: khởi tăng 3- 12h, đỉnh 24- 48h, về bình thường 5- 14 ngày.
– H – FABP (Heart type Fatty Acid Binding Protein): Xét nghiệm mới
+ Ở thời điểm 0- 3 và 3- 6 giờ đầu sau khi đau ngực, men CK- MB và Troponin T, I có độ nhạy thấp, trong khi đó đã cho thấy men H- FABP có độ nhạy vượt trội đặc biệt trong giai đoạn sớm 0- 3 giờ và 3-6 giờ
+ Sự gia tăng H – FABP trong những giờ đầu sau khi có biểu hiện đau ngực là một dự báo quan trọng về khả năng gia tăng tỉ lệ tử vong hoặc NMCT tái phát trong vòng 01 năm
+ Bình thường: Âm tính. Khi H – FABP tăng trên 6,48 pg/l sẽ tăng nguy cơ bất lợi cho người bệnh
Biến chứng
– Shock tim, vỡ tim, suy tim
– Hở van 2 lá
– Viêm màng ngoài tim
– Hội chứng Dressler (còn gọi là hội chứng sau nhồi máu cơ tim): đau ngực khi hít vào, sốt tái đi tái lại, bạch cầu tăng, đau khớp, có tiếng cọ màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi là do phản ứng miễn dịch.
– Huyết khối tắc mạch
– Đau loạn dưỡng phản xạ chi trên
– Phồng thành tim
Xử trí khi bị nhồi máu cơ tim
Đối với nhồi máu cơ tim chưa có biến chứng
Giai đoạn trước khi vào bệnh viện:
– An thần Diazepam 10mg uống
– Thuốc giãn mạch vành papaverin
– Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện
Giai đoạn ở bệnh viện:
– Hộ lý: Nằm yên tại giường, ăn nhẹ thức ăn dễ tiêu, tránh các chất kích thích.
– Thuốc an thần và chống đau
+ Thở oxy
+ Nitroglyxerin 0,5mg đặt dưới lưỡi
+ Nếu không hết đau cho propranolol 20mg (uống) x 2- 4 lần/ngày.
+ Thuốc ức chế canxi: Nifedipin 10- 20mg x 3- 4 lần trong ngày.
+ Aminophylin 250- 500mg (tiêm TM chậm).
– Thuốc chống đông: Heparin, aspirin, Clopidogrel (Flavix)
Điều trị các biến chứng
Điều trị ngoại khoa: Đặt stent, bắc cầu nối chủ vành…
Dự phòng
Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân và cộng đồng
– Bỏ thuốc lá
– Có chế độ theo dõi chặt chẽ huyết áp
– Giảm mỡ máu
– Điều trị tích cực đái tháo đường
– Tăng cường luyện tập và hoạt động thể lực nhiều hơn
Nguồn: Cao đẳng y dược Pasteur