Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> An tức hương và một số công dụng chữa bệnh chưa biết đến

An tức hương và một số công dụng chữa bệnh chưa biết đến

An tức hương và một số công dụng chữa bệnh chưa biết đến
Bình chọn:

An tức hương hay còn được gọi là Bồ đề hay Cánh kiến trắng, đây là một loại cây thuốc với vô số công dụng chữa bệnh được các Y sĩ y học cổ truyền áp dụng nhiều bài thuốc khác nhau.

Những công dụng tốt cho sức khỏe con người của An tức hương

Những công dụng tốt cho sức khỏe con người của An tức hương

Thông tin cần biết về An tức hương

Theo các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu, An tức hương có tên khoa học là: Styrax tonkinense. An tức hương hay mọc ở các khu rừng nhiệt đới nước ta. Là một cây thuốc nam được dùng nhiều trong Y học cổ truyền nhưng có rất ít người biết về cây thuốc này. Sau đây là một số điểm mô tả để cá bạn có thể nhận biết được cây thuốc trong tự nhiên. Là cây gỗ nhỏ, cao tầm 15 m-17 m, lá có lông mịn phủ trên mặt lá, hoa màu trắng có mùi thơm, quả tròn màu nâu. Thường được thu hoạch vào giữa tháng 6-7 trong năm, chọn cây từ 5-10 tuổi, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa. Nhân gian thường phân thành 2 loại: . Loại tốt: màu vàng nhạt , mùi thơm vani. . Loại kém: màu đỏ, mùi ít thơm có nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát,…). Trong An tức hương có chứa một sồ thành phần hóa học gồm Coniferyl Cinnamate, Lubanyl Cinnamate, Acid Sumaresinolic, Phenylpropyl Cinnamate 23 %, Vanillin 1 %, Cimanyl Cinnamate 1 %, Styracin , Styrene, Benzaldebyde, Acid Benjoic, tinh dầu quế 10-30 %, chất keo 10~20 %. An Tức Hương của Việt Nam có chất keo 70-80 %, Acid Siaresinolic, Coniferyl Benzoate, Lubanyl Benzoate 11,7 %, Cinnamyl Benzoate, Vanillin 0,3 %, Phenylpropyl Cinnamate 2,3 % (Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM). Theo Đông y, An tức hương có tác dụng Hành khí huyết, khai thiếu, trừ tà, làm ấm thận và an thần.

Một số bài thuốc ứng dụng với An tức hương

An tức hương và một số bài thuốc chữa bệnh cần biết

An tức hương và một số bài thuốc chữa bệnh cần biết

  • Trị chứng vú bị nứt nẻ: An tức hương 20 g, ngâm với 100 g cồn 80o trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên cho nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
  • Chữa chứng trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương).
  • Chữa chứng trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút , la khóc: An tức hương chưng với rượu thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Trầm hương, Mộc hương, Bát giác hồi hương, mỗi loại dùng 12 g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20 g. Tán nhuyễn thành bột, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn. Ngày uống 8 g với nước sắc lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn – Toàn Ấu Tâm Giám).
  • Chữa chứng phụ nữ sinh xong bị huyết trướng, huyết vận , cấm khẩu: An tức hương 4 g, Ngũ linh chi ( thủy phi) 20 g. Tán nhuyễn thành bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4 g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn).
  • Chữa lãnh khí, hàn thấp, hoắc loạn thể âm: An tức hương 4 g, Nhân sâm 8 g, Phụ tử 8 g. Sắc lấy nước uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
  • Chữa chứng tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên: An tức hương, tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần uống 2 g với nước sôi (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
  • Trị phong thấp, các khớp xương đau nhức: Lấy thịt heo nạc 160 g, thái ra, trộn với 80 g An tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông ( Thánh Huệ Phương).
  • Trị trúng phong, trúng ác khí: An tức hương 4 g, Quỷ cửu 8 g, Tê giác 3,2 g, Ngưu hoàng 2 g, Đơn sa 4,8 g, Nhũ hương 4,8 g, Hùng hoàng 4,8 g. Tán nhuyễn thành bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).

Một số lưu ý cần thiết: Những người khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không nên dùng An tức hương. Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Sử dụng vitamin nhóm B như thế nào là hợp lý?

Sử dụng vitamin nhóm B như thế nào là hợp lý?5 (100%) 1 vote Vitamin …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *