Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Bài thuốc Đông Y chữa đau bụng do nhiễm lạnh với củ riềng

Bài thuốc Đông Y chữa đau bụng do nhiễm lạnh với củ riềng

Bài thuốc Đông Y chữa đau bụng do nhiễm lạnh với củ riềng
5 (100%) 1 vote

Củ riềng không chỉ được dùng làm gia vị cho một số món ăn mà nó còn có tác dụng như một vị thuốc đông Y (tên là cao lương khương) có tác dụng trị đau bụng do trúng hàn, nôn, buồn nôn.

Bài thuốc Đông Y chữa đau bụng do nhiễm lạnh với củ riềng

Bài thuốc Đông Y chữa đau bụng do nhiễm lạnh với củ riềng

Đặc điểm của củ riềng

Củ riềng là một vị thuốc Đông Y có tên là cao lương khương, người ta thu hái thân rễ của cây riềng (thường gọi là củ) rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô dùng để làm thuốc. Có thể phơi nắng nhẹ, tránh nhiệt độ cao làm bay mất tinh dầu, để nơi khô ráo, bảo quản dùng dần.

Dược sĩ giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dược liệu cao lương khương có vỏ ngoài màu nâu đỏ, có vòng ngang hình gợn sóng, chất cứng bền khó gãy, mặt cắt màu vàng đỏ, chất xơ, có mùi thơm nhẹ, không xốp. Loại tốt là loại từng đoạn khô già, màu nâu vàng, không mốc mọt.

Công dụng của vị thuốc cao lương khương (củ riềng)

Theo Đông y có ghi chép rằng: Cao lương khương (củ riềng) có vị cay, tính ấm; vào 2 kinh Tỳ và Vị; vị thuốc đông y này có tác dụng ôn trung tán hàn (làm ấm đường tiêu hóa), có tác dụng giảm đau, tiêu thực; chủ trị tỳ vị trúng lạnh, bụng lạnh đau, nôn mửa tiêu chảy, thức ăn tích trệ, nghẹn, ăn vào thổ ngược ra (phản vị), ngã nước sốt rét…

Cách dùng: mỗi ngày dùng ba đến mười gam dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc. Lưu ý không được dùng cho người bị đau dạ dày do hỏa uất ở can vị.

Công dụng của vị thuốc cao lương khương (củ riềng)

Công dụng của vị thuốc cao lương khương (củ riềng)

Bài thuốc chữa đau bụng do lạnh với vị thuốc cao lương khương

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết, đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có nhiều trường hợp đau bụng do cơ thể bị cảm khí lạnh, để lạnh bụng hoặc ăn nhiều đồ ăn sống lạnh…

Triệu chứng thường gặp đó là đau bụng dữ dội, gặp lạnh càng đau nhiều, chườm bụng nóng thì đỡ, không khát nước, nước tiểu trong, phân sột sệt hoặc lỏng… Có thể áp dụng một trong các bài thuốc sau đây.

Bài 1: Nguyên liệu và hàm lượng các vị thuốc bao gồm: cao lương khương 40g, củ gấu (sao) 20g. Cách dùng: 2 vị tán nhỏ, rây bột mịn, sau đó bỏ vào lọ nút kín dùng dần. Ngày uống hai lần, mỗi lần uống 6-8g với nước ấm.

Bài 2: Cách làm như sau: đem vị thuốc củ riềng nướng cho thơm, mỗi lần dùng 150g, sắc với 500 ml rượu, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài 3: Củ riềng 8g, đại táo 1 quả. cách thực hiện: Sắc với 300ml nước, còn 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 4: Củ riềng bạn lấy khoảng 30g, giã nát, lọc lấy cốt, sau đó đem sắc với 600 ml nước, còn 400ml, bỏ bã, thêm vào 60g gạo tẻ nấu cháo ăn.

Bài 5: Củ riềng lấy 12g, hậu phác 9g, đương quy 9g, quế tâm 2g, gừng tươi 9g; sắc nước uống trong ngày.

Trên đây là thông tin Y khoa Việt tổng hợp một số bài thuốc đông y chữa đau bụng do nhiễm lạnh từ củ gừng bạn có thể tham khảo.

Nguồn: Ykhoaviet.edu.vn tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *