Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Bỏ túi các bí kíp giúp trẻ tăng sức đề kháng vào thời điểm giao mùa

Bỏ túi các bí kíp giúp trẻ tăng sức đề kháng vào thời điểm giao mùa

Bỏ túi các bí kíp giúp trẻ tăng sức đề kháng vào thời điểm giao mùa
5 (100%) 1 vote

Thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện cho bệnh dịch phát triển ở trẻ nhỏ, dưới đây là mẹo bỏ túi giúp mẹ tăng sức đề kháng cho trẻ vào thời điểm giao mùa.

Thời tiết giao mùa như từ xuân sang hạ, hè sang thu… nhiệt độ thay đổi bất thường giữa ngày và đêm, có lúc đang nóng đột ngột chuyển nhanh sang lạnh, cơ thể trẻ nhỏ khó thích ứng kịp, dẫn tới nguy cơ bé bị bệnh liên tục nếu sức đề kháng không tốt. Để tránh cho bé bị mắc bệnh vào thời điểm giao mùa hoặc nhanh chóng hồi phục, mẹ nên bỏ túi ngay bí kíp sau để giúp con có sức đề kháng vượt trội vượt qua thời tiết giao mùa mà không bệnh tật.

Tăng sức đề kháng bằng cách giữ ấm cơ thể

Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách giữ ấm cơ thể

Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách giữ ấm cơ thể

Thời điểm này hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu của trẻ sẽ yếu hơn bình thường mẹ cần lưu ý khi trẻ đi ra ngoài, cần mặc ấm cho con. Tuy nhiên mẹ nên lựa chọn quần áo thoáng khí để con vận động thoải mái, không bị mồ hôi thấm ngược lại cơ thể có thể dẫn đến trẻ mắc phải các bệnh về hô hấp. Đêm lạnh, mẹ nên đắp chăn mỏng khi bé ngủ. Nếu trẻ có thói quen đạp chăn, hãy mặc quần áo dài tay, cho áo vào trong quần, bôi chút dầu ấm vào gan bàn chân và đeo tất cho bé.

Giấc ngủ của trẻ cũng rất quan trọng với sức đề kháng của trẻ

Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn, nên sớm hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc cho trẻ. Trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ mất ngủ vì tất cả các hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần khoảng 12 đến 13 giờ. Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi cần khoảng 10 giờ. Nếu trẻ em không ngủ vào ban ngày hoặc một giấc ngủ ngắn, nên cho đi ngủ sớm vào buổi tối.

Nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng

Theo thống kê của Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) số bệnh nhi tới thăm khám, điều trị vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm sâu tăng khoảng 40% với khoảng 300 400 bệnh nhi mỗi ngày, đa số là các bệnh tiêu chảy, viêm mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp, hen phế quản v.v.. Theo cô Thu Trang giảng viên Liên Thông Cao đẳng Điều Dưỡng cũng có lời khuyên vào thời điểm giao mùa mẹ nên xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Với các nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin. Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ dinh dưỡng và nên tăng cường các nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như rau dền, rau muống, bí xanh, các đồ uống có tính chất bổ âm như chè đậu đen, nước bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả v.v… Một lưu ý quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé. Do bé thường xuyên vận động trong thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước, vì vậy các mẹ chú ý cho trẻ uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày với  các loại nước uống có giá trị dinh dưỡng như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi, sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua…

Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh

Khi trẻ mắc bệnh, mẹ nên cho trẻ đi khám và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Theo một Dược sĩ từng tốt nghiệp Cao đẳng Dược cho biết việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng “nhờn” thuốc, điều này đã làm cơ thể của trẻ không thể chống lại được sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh. Thay vì cho con uống kháng sinh ngay khi mới chớm bệnh, mẹ nên để cơ thể bé tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý. Lạm dụng kháng sinh là tương đương với việc tước đoạt cơ hội tự tăng cường miễn dịch của cơ thể bé.  

Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng những thói quen tốt

Để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, bạn hãy hình thành những thói quen tốt cho sức khỏe như cho trẻ tập thể dục và tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nhiều cha mẹ cho rằng, giữ con trong nhà để bảo vệ con khỏi những tác hại của môi trường xung quanh, tuy nhiên, điều đó lại là sai lầm. Việc để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây bệnh nếu có trong môi trường. Bên cạnh đó, việc rèn luyện sức khỏe cho trẻ qua việc tập thể dục cũng rất tốt. Đây là những cách tập luyện cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng thực hành các thói quen tập thể dục cho trẻ.

Bảo vệ trẻ và chống lại các vi trùng lây bệnh

Một số lưu ý của sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược chia sẻ để tăng đề kháng cho trẻ mẹ hãy giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, làm sạch không khí xung quanh môi trường sống của trẻ. trẻ tránh xa khói thuốc lá, xe hơi, hóa chất lau nhà vì chúng sẽ phá hoại các lông mao trong mũi, vốn có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.


Nên giữ cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ

Nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ

Bên cạnh đó, nên giữ và rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước và sau khi ăn cơm. Khi trẻ bị bệnh, nên thay bàn chải đánh răng mới cho trẻ vì vi khuẩn từ bàn chải đánh răng có thể lây lan cho trẻ thành các bệnh khác. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nhiều người khi trẻ bị bệnh. Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày, không nên cho trẻ đến trường vì khi đó sức đề kháng của trẻ yếu, có thể lây nhiễm thêm nhiều bệnh khác, đồng thời có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho các bạn cùng lớp. Bố mẹ cũng phải thật chủ động trong việc tiêm phòng các bệnh cho trẻ như Rubella, cúm, v.v… để hạn chế các bệnh vào thời tiết giao mùa và tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất.

Nguon: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa5 (100%) 1 vote Lupus …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *