Danh mục
Trang chủ >> Thông tin y tế >> Cần làm gì để tránh nhiễm bệnh Whitmore?

Cần làm gì để tránh nhiễm bệnh Whitmore?

Cần làm gì để tránh nhiễm bệnh Whitmore?
5 (100%) 1 vote

Whitmore là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên đến nay bệnh vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Vậy chúng ta cần làm gì để tránh nhiễm phải bệnh này?

Hà Nội ghi nhận ca bệnh Whitmore nguy hiểm

Hà Nội ghi nhận ca bệnh Whitmore nguy hiểm

Theo nguồn thông tin y tế, mới đây, Hà Nội đã phát hiện ca bệnh Whitmore là một bệnh nhân nữ (Đ.T.T), 62 tuổi, trú tại Cổ Đông, Sơn Tây. Trước khi nhập viện 5 ngày, bệnh nhân bị ngã, cánh tay trái đập xuống nền nhà gây sưng, bầm tím, hoại tử cơ. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, rét run, mạch nhanh và huyết áp thấp, nguy cơ tử vong cao.

Qua thăm khám, chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, hoại tử cơ cánh tay trái trên nền bệnh nhân tiểu đường – tăng huyết áp và suy tuyến thượng thận. Bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu và Khoa Ngoại chấn thương kết hợp điều trị, vừa phẫu thuật vừa hồi sức tích cực đồng thời cấy máu tại Khoa Vi sinh. Kết quả phát hiện trong máu có vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) gây ra bệnh Whitmore. Sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân hết sốc, các chỉ số sinh tồn bình thường. Sáng 28/8, bệnh nhân được xuất viện.

Cần làm gì để tránh nhiễm bệnh Whitmore?

Cần làm gì để tránh nhiễm bệnh Whitmore?

Theo tài liệu được giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:Whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn có tên Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh có thể gây chết người do viêm phổi, nhiễm trùng máu và trong trường hợp nặng nhất là suy nội tạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore được liệt vào danh sách vi khuẩn có tính khủng bố sinh học vì mức độ vô cùng nguy hiểm của chúng.

Các bác sĩ cũng cho biết, bệnh Whitmore không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết,… Theo đó, cách chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.

Thực tế, vi khuẩn Whitmore có sẵn trong đất, vì thế, nếu trong quá trình làm việc của người dân nếu đi chân đất, lao động thiếu phương tiện phòng hộ thì dễ bị vi khuẩn tấn công. Do đó cần sử dụng các phương tiện bảo hộ, phòng hộ khi lao động cũng như trong sinh hoạt để tránh được nguy cơ vi khuẩn trong đất xâm nhập cơ thể qua các vết thương như mang ủng khi đi xuống ruộng, đeo găng tay dọn vườn vào mùa mưa,….Những người có vết thương ngoài da và những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh mãn tính nên tránh tiếp xúc với đất và vũng nước đọng.

Ngoài ra, trong môi trường khói bụi, ô nhiễm khi gió cuốn bụi lên, con người cũng dễ hít phải vi khuẩn Whitmore. Chúng nằm sẵn trong phổi chờ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu sẽ phát triển lên. Do đó, có thể khẳng định mức độ lây lan của vi khuẩn này rất lớn.

Cho đến nay, bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, vì thế biện pháp phòng ngừa Whitmore cơ bản nhất vẫn là che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi, tăng cường biện pháp phòng hộ trong lao động sinh hoạt tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với đất bẩn.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *