Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Hiểu hơn về các loại Vaccin phòng bệnh cho con người

Hiểu hơn về các loại Vaccin phòng bệnh cho con người

Hiểu hơn về các loại Vaccin phòng bệnh cho con người
5 (100%) 1 vote

Hiện nay phương pháp phòng ngừa chính của con người với các tác nhân gây hại cho sức khỏe chính là tiêm phòng ngừa Vaccin, vậy có những loại Vaccin nào?

Hiểu hơn về các loại Vaccin phòng bệnh cho con người

Vài nét về hệ miễn dịch của con người

Theo nguồn thông tin y tế, có 2 loại miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo, miễn dịch tự nhiên là miễn dịch từ cơ thể con người giúp chúng ta không bị mắc bệnh, cụ thể như sau:

Miễn dịch tự nhiên

Thông thường, với những trẻ đã mắc bệnh sởi đều không mắc bệnh sởi lần thứ hai, nguyên nhân là do sau khi mắc bệnh trẻ đã có miễn dịch tự nhiên chủ động với bệnh sởi. Theo đó, khi bị nhiễm sởi, cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại virus sởi. Các kháng thể này có tính chất đặc hiệu, chỉ chống lại virus sởi chứ không chống lại các vi sinh vật khác.

Trong những tháng tuổi đầu tiên, đứa trẻ được bảo vệ chống lại bệnh sởi và một số bệnh nhiễm khuẩn khác nhờ có kháng thể của mẹ. Các kháng thể này truyền theo máu của mẹ qua rau thai vào cơ thể của con trước khi sinh ra. Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, cũng có kháng thể. Đứa trẻ đã có được miễn dịch tự nhiên thụ động. Miễn dịch này giảm đi sau những tháng tuổi đầu tiên và đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh.

Miễn dịch nhân tạo

Virus sởi, vi khuẩn ho gà cũng như độc tố do vi khuẩn bạch hầu tiết ra được gọi là kháng nguyên. Các kháng thể sẽ tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh hoặc các trung hòa độc tố của chúng. Vaccin là những chế phẩm được sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng. Các thành phần này đã được làm biến đổi để trở nên vô hại cho cơ thể. Nhưng chúng vẫn đóng vai trò của kháng nguyên, nghĩa là chúng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể.

Có thể có thể có miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Miễn dịch do vaccin tạo ra gọi là miễn dịch nhân tạo chủ động. Mũi tiêm chủng đầu tiên cho người chưa bao giờ tiếp xúc với kháng nguyên gây ra đáp ứng miễn dịch thường là IgM. Tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng và khoảng cách thời gian tiêm mũi 2 sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh hơn và thường là IgG với mức độ cao hơn. Sau khi tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ duy trì ở mức cao trong nhiều tháng, nhiều năm và dù cho lượng kháng thể có thể giảm đi nhưng cơ chế miễn dịch trong nhiều trường hợp vẫn rất nhạy cảm giúp cơ thể có đáp ứng rất nhanh khi tiếp xúc lại với mầm bệnh. Trong trường hợp tiêm các kháng huyết thanh là những chế phẩm có sẵn kháng thể, miễn dịch được tạo ra gọi là miễn dịch nhân tạo thụ động.

Các loại vaccin, bảo quản và sử dụng

Theo kiến thức Y học, kể từ khi E. Jenner 1798 tìm ra cách dùng đậu bò chủng cho người chống lại bệnh đậu mùa rồi đến phát minh của L. Pasteur dùng vi khuẩn chết hay đã làm giảm động lực để làm vaccin đó là dựa trên nguyên lý của đáp ứng chủ động của hệ thống miễn dịch nhằm tạo ra kháng thể dịch thể hay tế bào chống lại các kháng nguyên. Nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật mà một số vaccin được cải tiến có tác dụng tốt hơn, đặc hiệu hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo 4 đặc tính là:

  • Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm,
  • Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể,
  • Hiệu lực.
  • Tính không độc.

Cho đến nay có thể tạm phân ra làm 3 loại: vaccin chết, vaccin sống làm giảm độc, vaccin dưới đơn vị.

  • Vaccin chết: làm chết yếu tố gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) nhưng vẫn còn giữ được tính mẫn cảm và tính kháng nguyên. Vaccin hay dùng hiện nay là: Vaccin tả, dại,…
  • Vaccin sống, giảm độc: loại vaccin được làm từ những chủng virus hoặc vi khuẩn không có hay không còn độc lực nhưng vẫn còn sống nghĩa là vẫn còn khả năng sinh sản trong cơ thể vật chủ. Vaccin hiện đang dùng là lao (BCG), bại liệt (Sabin),
  • Vaccin dưới đơn vị: Những kháng nguyên tương đối tinh khiết phân lập từ virus hoặc vi khuẩn gây bệnh như vaccin uốn ván, bạch hầu, ho gà, viêm gan

Các loại vaccin, bảo quản và sử dụng

Theo đó, một vaccin có hiệu lực khi nó được bảo quản ở điều kiện thích hợp và có khả năng gây miễn dịch cho đứa trẻ; nếu bị hỏng, nó sẽ không gây miễn dịch nữa (gọi là mất hiệu lực), ví dụ như:

  • Nhiệt độ cao làm hỏng mọi loại vaccin nhất là vaccin Sabin và sởi.
  • Nhiệt độ đông băng làm hỏng vaccin DPT.
  • Nhiệt độ bảo quản thích hợp chung cho mọi loại vaccin là từ 2 đến 80C

BCG và sởi là vaccin đông khô, khi dùng phải pha với dung môi, vaccin nào pha với dung môi của vaccin đó và dùng ngay khi pha, vaccin sẽ mất hiệu lực sau 4 – 6 giờ vì đã bị hoạt hóa, vì vậy sau khi pha phải dùng ngay trong 4 đến 6 giờ. BCG dễ bị nhiễm khuẩn, sau khi pha phải tránh ánh sáng.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa5 (100%) 1 vote Lupus …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *