Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Khi bị ngộ độc thực phẩm nên xử lý như thế nào?

Khi bị ngộ độc thực phẩm nên xử lý như thế nào?

Khi bị ngộ độc thực phẩm nên xử lý như thế nào?
5 (100%) 1 vote

Khi bị ngộ độc thức ăn, cần phải nắm được phương pháp và xử lý kịp thời để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không có biện pháp thích hợp, tình trạng ngộ độc có thể dẫn tới bị rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, hạ đường huyết, sốt…

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc

Nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lí xuất hiện sau khi người bệnh ăn các thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc, thực phẩm có chứa chất bảo quản…hay dị ứng với thành phần của thức ăn.

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Biểu hiện lâm sàng là nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt, đau bụng…

Theo trang tin tức Y khoa Việt chia sẻ, ngộ độc thực phẩm còn được coi là bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm và nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn tới tử vong vì vậy việc phát hiện sớm các dấu hiệu của ngộ độc và xử trí kịp thời là điều cực kì quan trọng.

Khi bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, tùy vào trường hợp ngộ độc nặng hay nhẹ mà có cách xử trí khác nhau. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản về cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm:

  • Khi thấy có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm cần dừng ngay thức ăn đó.
  • Trường hợp người bệnh bất tỉnh, thở khò khè thì cho bệnh nhân nằm nghiêng một bên. Nếu bệnh nhân thở yếu thì chúng ta hô hấp nhân tạo.
  • Tiến hành gây phản xạ nôn bằng cách dùng 2 ngón tay, tăm bông hoặc thìa nhỏ vào gốc lưỡi để ép cho bệnh nhân nôn thật nhiều những thức ăn khó chịu trong dạ dày ra.Càng nhiều thức ăn nhiễm độc bị nôn ra thì càng tốt. Lưu ý để đầu cuối thấp hơn ngực để tránh sặc vào phổi.
  • Sau đó bạn cho bệnh nhân bù nước và điện giải bằng oresol hoặc nước muối loãng. Đối với bệnh nhân là người lớn, chúng ta dùng 1 lít nước pha với 1 gói oresol. Đối với trẻ em thì pha 250ml nước với oresol dành cho trẻ em. Trong trường hợp không có oresol, có thể pha theo công thức: 1 lít nước + ½ thìa muối + 4 thìa đường.
  • Trường hợp người bệnh nôn, hoặc ói mửa thì không được dùng thuốc cầm nôn hay cầm tiêu chảy bởi các thức ăn không tốt cho cơ thể vẫn còn cầm cự trong hệ tiêu hóa.
  • Cuối cùng, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Trên đây là một số biện pháp xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm người dân cần lưu ý để biết cách xử lý trong trường hợp gặp phải.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh

Triệu chứng của suy thận mà ai cũng nên biết để phòng tránh5 (100%) 1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *