Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Những nguyên nhân nào gây nên bệnh nhiễm trùng máu?

Những nguyên nhân nào gây nên bệnh nhiễm trùng máu?

Những nguyên nhân nào gây nên bệnh nhiễm trùng máu?
5 (100%) 1 vote

Nhiễm trùng máu có thể gây tử vong cho người bệnh hoặc gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng máu là gì?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nhiễm trùng máu hay nhiễm khuẩn huyết là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng khi toàn cơ thể phải phản ứng với sự hiện diện của vi trùng trong máu. Trong khi hệ thống miễn dịch vốn có chức năng là bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng, chính nó cũng có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch khi đối phó với nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu nguy hiểm không chỉ vì độc lực của vi khuẩn, độc tố từ các chất bài tiết của chúng, mà còn vì các chất hóa học trung gian do hệ thống miễn dịch giải phóng vào máu, kích hoạt phản ứng viêm toàn thân để chống lại nhiễm trùng nhưng lại làm tổn thương mô và cơ quan trong cơ thể. Theo đó, các trường hợp nhiễm trùng máu nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan nhanh chóng dẫn đến tử vong nên đây được xem là một cấp cứu y tế.

Các nguyên nhân gây nhiễm trùng máu

Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể kích hoạt quá trình nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, các loại nhiễm trùng sau đây có nhiều khả năng gây nhiễm trùng máu hơn cả:

  • Viêm phổi;
  • Viêm mô tế bào;
  • Nhiễm trùng trong ổ bụng;
  • Nhiễm trùng hệ niệu;
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương;
  • Du khuẩn huyết.

Các yếu tố nguy cơ dễ mắc phải nhiễm trùng máu có nhiều bằng chứng nhất là:

  • Dân số già hóa;
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tháng, đặc biệt là trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân, trẻ bị dị tật bẩm sinh;
  • Sự tăng mạnh đề kháng kháng sinh trong bối cảnh các loại kháng sinh ngày càng mất khả năng tiêu diệt vi khuẩn;
  • Sự lạm dụng kháng sinh do việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng chỉ định;
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, như những người nhiễm HIV, đang điều trị hóa trị chống ung thư, sau cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch;
  • Bệnh nhân đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU);
  • Bệnh nhân có can thiệp các thiết bị xâm lấn, như ống thông tĩnh mạch hoặc ống thở;
  • Mắc nhiều bệnh lý mạn tính, như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thận, gan, ung thư;
  • Đang có một vết thương, chấn thương nghiêm trọng, như bỏng nặng, chấn thương sọ não.

Bác sĩ trang tin tức Y khoa Việt chia sẻ thêm, các đối tượng kể trên không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng thông thường cao hơn dân số chung, tăng nguy cơ đi vào biến chứng nhiễm trùng huyết mà còn có tiên lượng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao.

Nhiễm trùng máu gây ra biến chứng gì?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM chia sẻ: Nhiễm trùng máu có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, nguy cơ cao gây tử vong nếu không được điều trị hoặc nếu điều trị bị trì hoãn quá lâu.

Nhiễm trùng máu mãn tính: Nếu cơ thể không có khả năng chống lại vi khuẩn, vi trùng nguy cơ cao gây suy thận, suy gan.

Sốc nhiễm trùng: Một biến chứng của nhiễm trùng máu là tụt huyết áp nghiêm trọng hay còn được gọi là sốc nhiễm trùng. Các độc tố do vi khuẩn trong máu tiết ra có thể gây ra lưu lượng máu cực kỳ thấp dẫn đến tổn thương nội tạng hoặc mô. Sốc nhiễm khuẩn là cần phải được chăm sóc đặc biệt. Bạn có thể cần được đặt máy thở nếu bị sốc nhiễm trùng.

Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS): Một biến chứng thứ ba của nhiễm trùng máu là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Đây là tình trạng đe dọa tính mạng, ngăn chặn oxy đến phổi và máu. Có thể dẫn đến một số mức độ tổn thương phổi vĩnh viễn. Nó cũng có thể làm hỏng bộ não của bạn, dẫn đến các mất trí nhớ.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy thận mạn

Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy thận mạn5 (100%) 1 vote Suy thận …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *