Danh mục
Trang chủ >> Thông tin y tế >> Ăn mì tôm quá nhiều dẫn đến bạo bệnh

Ăn mì tôm quá nhiều dẫn đến bạo bệnh

Ăn mì tôm quá nhiều dẫn đến bạo bệnh
5 (100%) 1 vote

Mì tôm là lựa chọn ưa thích của những con người bận rộn. Tuy nhiên, nó rất độc hại đến sức khỏe nếu bạn lạm dụng quá nhiều.

po_171214804

Đồ ăn nhanh mì ăn liền

Các tác hại của việc ăn mỳ ăn liền quá nhiều

1.Mì tôm gây béo phì

Do thói quen xấu nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích như úp mì, xào mì hay ăn mì tôm sống, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu nhận thấy rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…

2. Mì ăn liền gây lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa của cơ thể. Có thể coi mì ăn liền là thuốc độc ngấm dần cũng không hề sai.

3. Lạm dụng mì ăn liền dẫn tới các bệnh tim mạch

Mỳ tôm hay còn có tên khác mì ăn liền là thực phẩm có chứa rất nhiều chất béo thường làm tắc mạch máu, dẫn đến việc máu lưu thông trong cơ thể kém hơn. Mỳ gói chính là một phần nguyên nhân dẫn tới bệnh nhồi máu cơ tim gây ra hàng ngàn cái chết thương tâm mỗi năm tại Việt Nam.

4. Bị nhiệt cơ thể

Để giúp sợi mì thêm độ dòn và da, nhà sản xuất thường chế biến bằng dầu nóng ở nhiệt độ cao. Đây chính là nguyên nhân sau khi ăn mì bạn thường cảm thấy khát nước và khô miệng.

Ăn thường xuyên sẽ gây cảm giác nóng trong người, gây nhiệt miệng và nổi mụn. Đó là kẻ thù đáng sợ của những bạn gái khi bị nổi những chấm mụn đáng ghét trên da mặt.

KHUYẾN CÁO: Chỉ nên ăn mỳ ăn liền 1-2 lần/tuần

Trong buổi tọa đàm về kiến thức Y học các chuyên gia của Y khoa Việt cho biết: Để đảm bảo hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe, người dân chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1 – 2 lần/tuần là tối đa.

doi-vi-voi-cac-mon-mi-vua-don-gian-vua-hap-dan_48436908f2

Chỉ sử dụng mì ăn liền khi cấp thiết

Ngoài ra, để hạn chế những tác hại khi ăn mỳ tôm, khi nấu mỳ bạn cần lưu ý nấu mì với nước sôi một lần rồi đổ nước đó đi. Sau đó, nấu gói mì với nước sôi lần thứ hai rồi mới ăn. Cách làm này giúp giảm bớt những chất bảo quản còn tồn trong sợi mì (mặc dù những chất bảo quản này hoàn toàn an toàn và được phép sử dụng). Nếu có thể, nên nấu mì cùng với rau xanh, ít thịt để bổ sung thêm dinh dưỡng.

Nguồn: Y khoa Việt

Có thể bạn quan tâm

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Trước khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *