Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> 10 cách sơ cứu sai lầm mà không ít người mắc phải

10 cách sơ cứu sai lầm mà không ít người mắc phải

10 cách sơ cứu sai lầm mà không ít người mắc phải
5 (100%) 2 votes

Không ít người mắc phải những sai lầm khi chưa hiểu rõ cách sơ cứu khiến cho tình trạng người gặp nạn càng thêm nguy kịch.

Hãy tham khảo 10 sai lầm phổ biến từ Kiến thức Y Học để biết cách thực hiện đúng đắn nhất trong những tình huống khẩn cấp.

 Chườm đá lạnh trực tiếp lên vết thâm

Đá lạnh có công dụng làm giảm vết thâm tím do chấn thương va đập gây lên, tuy nhiên nếu bạn chườm trực tiếp đá lên da trong thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ bị bỏng lạnh

Chườm đá trong thời gian dài có thể làm bạn bỏng lạnh
Chườm đá trong thời gian dài có thể làm bạn bỏng lạnh

Do vậy, bạn hãy bọc viên đã vào một tấm khăn hoặc vải mỏng, chườm lên vết thương khoảng 20 phút rồi bỏ ra, 20 phút sau tiếp tục chườm.

Tự ý nắn chỉnh khớp

Khi bị trật khớp bạn không nên tự ý nắn chỉnh vì có thể dẫn đến thương tích trầm trọng thêm.

Không nên tự y sơ cứu nắn chỉnh khớp
Không nên tự ý sơ cứu nắn chỉnh khớp

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng cách sơ cứu cố định chỗ bị thương và đưa nạn nhân đến bệnh viện. Không nên băng chỗ bị thương quá chặt và cần cố định cả 2 khớp nối gần nhất.

Giữ ấm vùng bị bong gân

Nếu bạn nghĩ việc chườm ấm sẽ giúp ích nếu khi bị bong gân thì bạn đã nhầm. Ngược lại, nhiệt độ cao sẽ làm tăng lưu lượng máu khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

giữ ấm vùng bong gân

Cách tốt nhất là bạn hãy chườm lạnh trong những ngày đầu sau khi bị thương vì việc này sẽ làm giảm viêm và đau.

Cố nôn khi bị ngộ độc

Một nguyên tắc khi bị ngộ độc mà hầu như ai cũng biết là “móc họng” để nôn ra. Tuy nhiên, điều này cực kỳ nguy hiểm khi bạn bị ngộ độc bằng axit, kiếm hay chất hóa học ăn da.

Trong trường hợp này thì bạn nên gọi xe cấp cứu ngay lập tức và uống nhiều nước ấm

Xoa bóp như người bị sốt bằng rượu và dấm

Dấm và rượu là hai chất có thể hấp thụ vào máu nếu sử dụng rượu để xoa bóp có thể gây ra chứng ngộ độc, trong khi xoa bóp bằng dấm sẽ làm tăng axit trong máu, và đặc biệt nguy hiểm nếu sử dụng cho trẻ đang bị sốt.

Thay vào đó, bạn có thể giảm sốt bằng cách lau người bằng nước ấm và uống nhiều nước, ở trong phòng mát.

Sơ cứu người bị ngất xỉu bằng cách nâng dạy

Trong trường hợp gặp người bị ngất xỉu, bạn không nên cố nâng người đang ngất xỉu lên sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề.

nâng người ngất xỉu dậy
Để sơ cứu người ngất xỉu bạn hãy nâng hai chân của họ lên

Để xử lý tình huống này, bạn hãy nâng hai chân của họ lên, nới rộng quần áo và không để cho người bệnh đứng dậy ngay sau khi tỉnh

Sau khi họ lấy lại ý thức, đừng nên cho người bệnh uống cà phê và nước tăng lực vì chúng không chỉ làm cơ thể mất nước mà còn ảnh hưởng đến thần kinh của họ.

Dùng bơ hoặc kem đánh răng bôi lên vết bỏng

Lý do duy nhất khiến bạn cảm thấy tốt hơn sau khi làm điều này làm cảm giác lạnh dễ chịu.Điều này phù hợp nếu vết bỏng ở mức độ nhẹ, tuy nhiên nếu vết bỏng nặng và lan rộng thì đây lại là việc làm hết sức nguy hiểm, vì bơ hoặc kem đánh răng sau khi khô sẽ tạo một lớp màng bên ngoài, phá vỡ sự trao đổi nhiệt (nhiệt đi sâu hơn vào bên trong và gây hại nhiều hơn).

dùng bơ hoặc kem đánh răng

Cách sơ cứu đúng nhất là làm mát vùng bị bỏng trong nước 15 phút. Không để vết thương hở vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Lấy dị vật trong mắt bằng tay

Khi bị dị vật bay vào mắt, bạn không nên dụi mắt vì hành động này sẽ khiến dị vật càng di chuyên sau hơn vào trong nhãn cầu.

lấy dị vật trong mắt

Bên cạnh đó, việc chọc ngón tay vào cũng không được khuyến khích, trên thực tế ngón tay có rất nhiều vi khuẩn bám vào trong hoạt động hàng ngày và hành động này sẽ khiến cho vi khuẩn bám vào mắt.

Nếu chỉ là những dị vật nhỏ thì nên ngay lập tức rửa mắt với nước. Che mắt bằng gạc và sau đó tới gặp bác sĩ.

Tự ý rút dị vật khỏi vết thương 

Đối với những dị vật nhỏ cắm trong da, bạn có thể tự lấy ra để dễ chịu hơn. Tuy nhiên bạn không bao giờ được làm như vậy với những vết thương nghiêm trọng ( ví dụ như dao đâm). Dị vật phải được giữ nguyên trạng thái trước khi được bác sĩ phẫu thuật, nếu tự ý lấy ra có thể dẫn đến tình trạng chảy nhiều máu và tử vong.

tự ý rút dị vật

Trong tình huống này, hãy  đưa ngay người bị thương đến bệnh viện thay vì giúp họ rút vật đó ra khỏi cơ thể của họ.

Sử dụng thuốc mỡ bôi lên vết thương

Vết thương nhanh lành hơn ở điều kiện bình thường trong khi thuốc mỡ tạo ra độ ẩm không mong muốn.

Hãy làm sạch vết thương với nước và xà phòng sau đó băng lại bằng băng khô.

Nguồn : Y Khoa việt nam

Có thể bạn quan tâm

Tác dụng của trái cam với sức khỏe người bệnh

Tác dụng của trái cam với sức khỏe người bệnh5 (100%) 1 vote Trái cam …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *