Đầy hơi, chướng bụng là những chứng bệnh thường gặp với nguyên nhân chính là do ăn uống, nhưng nếu đầy bụng liên tục kéo dài kèm theo một số biểu hiện dưới đây thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
- 10 cách sơ cứu sai lầm mà không ít người mắc phải
- Bệnh sốt xuất huyết và những biến chứng không thể coi thường
- Người Cao tuổi cần đề phòng khi mắc chứng ho có đờm kéo dài
Đau nhức vùng xương chậu
Đây có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng, đặc biệt nếu kèm theo một số triệu chứng khác như ăn nhanh no, đi tiểu hoặc đại tiện nhiều bất thường. BS. Steve Vasilev chuyên khoa về ung thư phụ khoa tại Viện nghiên cứu ung thư John Wayne tại Mỹ giải thích: “Triệu chứng này xuất hiện là do sự tích tụ chất lỏng trong bụng, một tình trạng gọi là cổ trướng hoặc áp lực từ khối u buồng trứng vào bụng hoặc khung chậu”. Theo một số nghiên từ tạp trí Kiến thức Y Khoa cho thấy, đa phần chị em phụ nữ đều không biết rõ về bất kỳ triệu chứng nào trong số này đều là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lo lắng vì hầu hết thời gian các triệu chứng này cho thấy tình trạng lành tính hơn, như u xơ nhưng bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra. Hai xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán ung thư buồng trứng là siêu âm qua âm đạo (xét nghiệm sử dụng sóng âm để tìm khối u buồng trứng) và xét nghiệm máu để xác định nồng độ CA-125 (nếu bạn bị ung thư buồng trứng, nồng độ protein này có chỉ số cao hơn bình thường).
Sụt cân không lý do
Theo thông kê có khoảng hơn 1% dân số Mỹ mắc bệnh bệnh celiac, đây là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten (một protein có trong lúa mạch, lúa mì…) dẫn đến viêm và bất sản niêm mạch ruột non. Trên thực tế, có rất nhiều người mắc bệnh lý này mà không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai mặc dù các dấu hiệu phổ biến nhất là tiêu chảy và giảm cân. Khoảng một nửa số người lớn mắc celiac có một số dấu hiệu không liên quan đến đường tiêu hoá, bao gồm thiếu máu, phát ban da, nhức đầu và loãng xương.
Trong trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thử máu nhằm tìm kiếm các kháng thể nhất định chỉ báo bệnh celiac. Nếu xét nghiệm dương tính, bạn sẽ cần nội soi để bác sĩ có thể lấy mẫu mô nhỏ từ ruột non để phân tích tổn thương. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh celiac thì biện pháp điều trị bao gồm chế độ ăn uống không gluten nghiêm ngặt.
Đau vùng dưới bụng
Thật dễ dàng để loại bỏ những cơn đau do “kỳ đèn đỏ” hay đau bụng thông thường nhưng nếu có biểu hiện đau ở phía dưới bên trái bụng thì có thể bạn bị viêm túi thừa, các túi nhỏ hoặc túi trong vách đại tràng được hình thành do tăng áp trên các nơi yếu của thành ruột bằng khí đốt, chất thải, hoặc chất lỏng. Mặc dù đa số bệnh thường gặp nhiều ở người cao tuổi, tuy nhiên số ca tử vong ở những người dưới 40 tuổi đã tăng lên mà nguyên nhân chính được cho là béo phì và không có chế độ ăn hợp lý.
Nếu có biểu hiện đau cứng vùng bụng trái, đặc biệt nếu kèm theo sốt thì bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Tại cơ sở y tế, bạn có thể được thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, phân để loại trừ các nguồn lây nhiễm khác. Trường hợp nghi ngờ viêm túi thừa là nguyên nhân chính thì bạn có thể chụp CT scan để khẳng định. Đối với bệnh lý này thì điều trị kháng sinh là biện pháp chính. Ngoài ra, bạn cần có chế độ ăn uống lỏng trong một vài ngày.
Âm đạo có dịch kèm theo mùi hôi
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có tới hơn 5% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (độ tuổi 18-44) đã trải qua chứng viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease – PID), một bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục như Chlamydia hoặc lậu di chuyển từ âm đạo vào ống dẫn trứng hoặc tử cung gây sốt, ớn lạnh và nếu không được điều trị có thể dẫn đến vô sinh. Nhưng trong giai đoạn đầu, các triệu chứng rất mờ nhạt như đau vùng chậu nhẹ, chảy máu bất thường hoặc khó khăn khi đi tiểu.
Nếu âm đạo có các biểu hiện bất thường như trên bạn cần đi khám bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một bài kiểm tra vùng chậu, kiểm tra Chlamydia và lậu, xét nghiệm nước tiểu và máu. Trong các trường hợp cần thiết phải tiến hành siêu âm hoặc nội soi để xác định lây nhiễm lan rộng bao xa. Điều trị là dùng kháng sinh, trong trường hợp hiếm hoi có khi phải phẫu thuật.
Đau bụng thường xuyên kèm theo tiêu chảy
Nếu thường xuyên xuất hiện các cơn đau bụng kèm theo chứng tiêu chảy có thể ban đã mắc chứng bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Ngoài ra, có đến 40% người bệnh có phàn nàn về các triệu chứng khác như các vấn đề về thị lực (thường là đau mắt và nhìn mờ), phát ban da và mệt mỏi
Khi có các biểu hiện này, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Có thể bạn sẽ cần làm một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm máu để tìm viêm; xét nghiệm phân để xác định nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng; nội soi hay sinh thiết để kiểm tra đường tiêu hóa. Tin vui là có rất nhiều phương pháp trị liệu hiệu quả mới cho chứng bệnh này như dùng thuốc chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch.
Nguồn : Y Khoa Việt Nam