Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Triệu chứng và cách phòng bệnh đau thần kinh tọa

Triệu chứng và cách phòng bệnh đau thần kinh tọa

Triệu chứng và cách phòng bệnh đau thần kinh tọa
Bình chọn:

Bệnh đau thần kinh tọa – là căn bênh có nguy cơ mắc phải ngày càng cao và có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng như: tài xế, nhân viên văn phòng, người lớn tuổi, công nhân, nông dân….

thoat-vi-dia-dem-he-qua-cua-cac-thoi-quen-sai1458831506

Bệnh đau thần kinh tọa – căn bênh có nguy cơ mắc phải ngày càng cao và có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng như: tài xế, nhân viên văn phòng, người lớn tuổi, công nhân, nông dân…. Chỉ cần ngồi quá lâu, sai tư thế hay có những hoạt động mạnh đều có thể ảnh hưởng đến cột sống mà gây ra bệnh. Khi mắc phải bệnh thì bệnh nhân phải chịu những cơn đau dai dẳng và gặp khó khăn trong chế độ sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị lại rất mất thời gian và tốn kém chi phí, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Triệu chứng điển hình của đau thần kinh toạ

Xuất hiện đau sau một sự gắng sức, khởi đầu là đau lưng. Vài giờ hoặc vài ngày sau đó tiếp tục tăng và lan xuống mông, khoeo, cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh toạ.

Cơn đau có thể âm ỉ nhưng thường là dữ dội, tăng lên khi ho, hắt hơi, cúi và giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bàn chân.

Khi mắc phải chứng đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày vì những cơn đau dữ dội ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động. Tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến mãn tính gây đau lưng không chữa trị được. Để đối phó với bệnh nhiều trường hợp đã tìm đến các giải pháp điều trị cấp tốc giải quyết các biểu hiện của bệnh như uống thuốc giảm đau, tiêm thuốc, giải phẫu…mà quên mất điều tối cần thiết là phải điều trị tận gốc nguyên nhân gây nên vấn đề đó cũng như có những phương pháp duy trì, bảo vệ để các biểu hiện bệnh không quay trở lại.

Phòng và điều trị bệnh đau thần kinh toạ

Theo chuyên gia Y khoa Việt Nam, bệnh đau thần kinh tọa phải được điều trị tận gốc để bệnh không tái phát nhiều lần và trở thành bệnh mãn tính. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, Đông y đưa ra phương pháp điều trị bệnh phải dựa trên nguyên tắc: thông kinh tọa lạc, hành khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.

luyen-tap-phong-tranh-thoat-vi-dia-dem

Với những vị thuốc quý có tác dụng “thông tắc bất thống” như “Đương quy được dùng để điều trị ứ trệ, phong thấp, thiếu máu, kinh nguyệt không đều, làm thuốc giảm đau”, “Thiên ma có tác dụng khu phong trấn kinh, chủ trị đau do phong thấp ngưng trệ, tê cứng tay chân do kinh lạc”, “Huyết kiệt đi vào kinh can giúp tán ứ, hoạt huyết giảm đau ngoại biên và dinh tân dịch, trừ tá khí trong ngũ tạng. “Quy bản bổ thận tư âm để cân bằng âm dương trong cơ thể mà phòng chống đau nhức”, “Nhân sâm làm tăng thể lực, trí lực, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật”, “Trầm hương là một vị thuốc hiếm có tác dụng giáng khí nạp thận, bình can, tráng nguyên dương có tác dụng giảm đau trấn tĩnh, tráng nguyên dương”, “Ô sảo xà là loại thịt rắn nước, có tác dụng chữa chứng phong thấp, tê ngoài da hoặc ngứa ngáy kinh niên.

Có thể bạn quan tâm

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *