Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> 5 bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc ô mai

5 bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc ô mai

5 bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc ô mai
5 (100%) 1 vote

Ô mai là vị thuốc được làm từ trái mơ già, khô, dân gian dùng để trị nhiều bệnh như điều trị chứng phế hư, tiêu khát (đái tháo đường), viêm họng, tiêu chảy…

5 bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc ô mai

5 bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc ô mai

Vị thuốc ô mai có đặc điểm là: có hình cầu hoặc hình cầu bẹt, bề mặt có màu đen hoặc nâu đen, vỏ nhăn chun không nhẵn, phần gốc có ngấn cuống trái hình tròn.

Trái ô mai có hình trứng bẹt, màu vàng nhạt. Có thể ngửi thấy mùi nhẹ, vị rất chua. Loại ô mai nào trái to, cùi dày, hạt nhỏ, vỏ ngoài màu đen, không nứt nẻ lộ hạt ra, trơn mềm, vị chua nhiều được coi là loại tốt.

Ô mai có tác dụng chữa bệnh gì?

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, vị thuốc ô mai theo y học cổ truyền ghi chép là vị thuốc có tính bình, vị chua, chát, có công dụng tẩy giun, trị lỵ, tiêu chảy… Vị thuốc này được dùng để trị các bệnh phế hư ho, viêm họng, chứng hư nhiệt tiêu khát, kiết lỵ lâu ngày, giun quấy, đau bụng, buồn nôn, giun chui ống mật…

Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng, ô mai có hàm chứa thành phần bao gồm các chất acid và các chất kích thích tố, nhựa thơm, chất thuần sáp… do đó có công dụng ức chế nhu động ruột, ức chế nhiều loại trực khuẩn, cầu khuẩn thường thấy, và các loại nấm gây bệnh ngoài da.

Tác dụng chữa bệnh của ô mai

Tác dụng chữa bệnh của ô mai

5 bài thuốc đông y chữa bệnh từ vị thuốc ô mai

Y khoa Việt tổng hợp một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ vị thuốc ô mai như sau:

Ô mai trái: Ô mai 5 trái, bạn nên ăn cả một lần. Một ngày 2 lần. Bài thuốc này được dùng cho người đau bụng giun mang lại công dụng hiệu quả.

Trà ô mai gừng tươi: Chuẩn bị các vị thuốc và hàm lượng bao gồm: cùi ô mai 30g, gừng tươi 10g, chè xanh 5. Cách làm như sau: cùi ô mai bạn đem cắt lát, rửa sạch gừng tươi rồi thái sợi, bỏ lẫn cả với chè vào cốc giữ nhiệt, hãm với nước sôi, đậy nắp 30 phút, cho thêm đường đỏ ngọt vừa, uống nóng, mỗi ngày uống 3 lần. Bài thuốc này áp dụng cho người mắc lỵ trực khuẩn và lỵ amip.

Cao ô mai: chuẩn bị các vị thuốc bao gồm: Ô mai 2500g, sắc bỏ hạt, cô thành cao 500g. Mỗi lần bạn uống 9g pha thêm đường, hòa tan trong nước sôi, hoặc không cần cho đường mà cứ nuốt uống, ngày uống ba lần. Bài thuốc này áp dụng cho bệnh nhân bị bệnh ngứa bong vẩy khuỷu tay và đầu gối.

Cháo ô mai: chuẩn bị hàm lượng các nguyên liệu bao gồm Ô mai 20g, gạo lức 100g, đường phèn vừa đủ. Cách làm như sau: đem ô mai sắc lấy nước đặc, cho gạo lức vào nấu cháo, cháo chín thì bạn cho đường phèn vào rồi khuấy đều, đun thêm một lúc là được. Món ăn bài thuốc này áp dụng cho người viêm họng mạn tính, người bị tiêu chảy, kiết lị, đại tiện ra máu, người bị tiểu ra máu, hư nhiệt phiền khát, khô miệng háo nước.

Trà ô mai: Cách làm khá đơn giản, bạn lấy Ô mai 50g, hãm nước sôi, uống thay trà. Bài thuốc này dùng cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Kiêng kỵ: Người trong có thực nhiệt tích tụ và chất vị toan quá nhiều không nên uống ô mai.

Nguồn: tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Gây mê màng cứng tủy sống trong y khoa: Ứng dụng, quy trình và lợi ích

Gây mê màng cứng tủy sống trong y khoa: Ứng dụng, quy trình và lợi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *