Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Phương pháp điều trị bệnh nang thận phổ biến

Phương pháp điều trị bệnh nang thận phổ biến

Phương pháp điều trị bệnh nang thận phổ biến
5 (100%) 2 votes

Nang thận là bệnh lành tính thường tiến triển chậm, ít có biến chứng và diễn biến âm thầm. Tuy là bệnh lành tính những cũng cần có những biện pháp điều trị bệnh từ sớm.

Nang thận là bệnh gì?

Bệnh nang thận là tình trạng khối dịch bất thường tại thận, có thể xảy ra ở một hoặc hai bên thận. Nang thận thường có hình tròn, dịch trong suốt và không thông với đài bể thận. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể gặp ở trẻ em (bệnh nang thận trẻ em), số ít trường hợp nang thận xuất hiện từ khi sinh ra gọi là bệnh nang thận bẩm sinh.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn bệnh nang thận hiện nay được chia thành 3 loại bao gồm:

  • Nang thận đơn độc: chỉ có 1 khối dịch bất thường ở thận có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên thận. Nang thận đơn độc là loại phổ biến thường gặp nhất và nó chiếm đến tỷ lệ cao ở bệnh nhân độ tuổi trên 50. Nang thận đơn độc thường không gây biến chứng và thường không có triệu chứng rỏ ràng. Nang có kích thước lớn sẽ gây đau bên hông có nang thận, và chỉ được phát hiện tình cờ thông qua việc chụp CT-Scan hoặc siêu âm. Nang kích thước nhỏ hơn 6cm không gây biến chứng và không cần can thiệp y tế. Nếu kích thước nang thận lớn hơn cần đưuọc tiến hành phẫu thuật để tránh gây chèn ép chủ mô thận và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Trong trường hợp có các biến chứng như đau đớn, nhiễm trùng cho người bệnh mà các biện pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả thì biện pháp ngoại khoa sẽ được cân nhắc.
  • Thận nhiều nang: tương tự như bệnh nang thận đơn độc nhưng có nhiều nang hơn và xảy ra do sự tắc nghẽn của nhiều đơn vị thận.
  • Thận đa nang: thường do yếu tố di truyền gây ra và nên được theo dõi định kỳ 6 tháng một lần thông qua việc siêu âm. Khi xuất hiện các triệu chứng đau hay nhiễm trùng, người bệnh cần đến sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa niệu.

Nguyên nhân gây bệnh nang thận là do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh nang đơn thận cho đến nay vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây nang thận là do có sự phá hủy cấu trúc của các ống thận hoặc do thiếu máu cung cấp cho thận. Túi thừa từ ống thận có thể tách ra tạo thành nang thận. Các chuyên gia không tìm thấy vai trò của gen trong quá trình hình thành và phát triển nang đơn thận.

Biểu hiện lâm sàng người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Một số trường hợp nang thận có thể gây đau vùng sườn hoặc hông nếu nang lớn và đè ép vào các cơ quan khác kèm theo đái máu.
  • Khi bị nhiễm trùng nang hoặc có chảy máu nang sẽ gây sốt, đau nhiều và rét run. Cơn đau có thể đột ngột và dữ dội giống như cơn đau quặn thận do sỏi thận hoặc tắc nghẽn đài bể thận.
  • Tăng huyết áp nếu có nang đè ép vào động mạch thận.
  • Có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu và sỏi thận

Nang thận khiến thận của bệnh nhân to và có thể sờ được thông qua khám lâm sàng. Thực tế, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và khối u vùng bụng là những dấu hiệu có thể liên quan đến bệnh này.

Những phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh nang thận

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết chưa có biện pháp nội khoa nào ngăn được nang thận tiến triển đến suy thận. 

Nếu kích thước nang thận dưới 5 cm và không có triệu chứng thì không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, cần theo dõi định kỳ 6 tháng nang đơn thận bằng siêu âm, xét nghiệm nước tiểu và chức năng thận và tránh các va chạm mạnh. Nếu kích thước nang thận lớn hơn 5cm hoặc xuất hiện triệu chứng, gây chèn ép đài bể thận và niệu quản cần phải can thiệp ngoại khoa.

Một số biện pháp can thiệp hiệu quả hiện nay bao gồm:

Chọc hút, bơm chất chống làm hóa xơ. Thuy nhiên, theo thống kê thì tie lệ tái phát bệnh khá cao, lên đến 70% chỉ sau khoảng thời gian 3 tháng.

Mổ hở cắt chóp nang: mất nhieeuf thời gian nằm viện mà vết thương sau mổ sẽ để lại sẹo và sức khỏe bệnh nhân chậm phục hồi.

Phương pháp điều trị bệnh nang thận hiệu quả nhất hiện nay đang được ưu tiên áp dụng là phẫu thuật nội soi để cắt chóp nang. Khắc phục được nhược điểm mổ hở, đem lại hiệu quả và đảm bảo sự an toàn cao nhất.

Nếu có biến chứng như chảy máu thì bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi kết hợp dùng các thuốc cầm máu, uống đủ nước 2l/ngày, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền máu nếu cần thiết. Nếu nhiễm trùng bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh theo đúng phác đồ.

Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?5 (100%) 1 vote Trẻ em …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *