Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Bệnh viêm cầu thận và những thông tin liên quan

Bệnh viêm cầu thận và những thông tin liên quan

Bệnh viêm cầu thận và những thông tin liên quan
5 (100%) 1 vote

Bệnh viêm cầu thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Những thông tin về bệnh viêm cầu thận

Những thông tin về bệnh viêm cầu thận

Viêm cầu thận là bệnh gì?

Viêm cầu thận là tình trạng cầu thận bị tổn thương và thường có biểu hiện đặc trưng là xuất hiện những biến đổi do viêm ở mao mạch cầu thận và màng đáy cầu thận. Viêm cầu thận có thể làm ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ cầu thận hoặc búi mao mạch cầu thận, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thận và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm cầu thận cấp tính có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Viêm cầu thận cấp có thể xảy ra ở trẻ em từ 4-7 tuổi. Việc trang bị những kiến thức Y học về bệnh viêm cầu thận là điều rất cần thiết để có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Nguyên nhân và Biểu hiện của bệnh viêm cầu thận

Bệnh viêm cầu thận có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh như bệnh cầu thận màng, xơ hóa cầu thận khu trú hoặc từng phần, bệnh thận IgA, lupus ban đỏ hệ thống, viêm họng do liên cầu… Ngoài ra viêm cầu thận còn do một số nguyên nhân khác như do các bệnh lý: bệnh tiểu đường, đa u tủy xương và các bệnh nhiễm trùng khác…

Ngoài ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: sử dụng hóa chất và thuốc có hại cho thận, sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt NSAIDS…

Biểu hiện thường thấy của bệnh viêm cầu thận như là: nước tiểu có màu hồng hoặc màu xá xị (do tiểu ra hồng cầu), nước tiểu sủi bọt do dư thừa protein, huyết áp cao (đau đầu dữ dội) và cholesterol cao, phù ứ nước ở mặt, tay, chân và bụng, phù hai mí mắt, mệt mỏi (do thiếu máu và suy thận), béo phì, khó thở do suy tim, ho trào bọt hồng, suy hô hấp, đau hông lưng do căng chướng bao thận, huyết áp cao, đi tiểu ít hơn bình thường…

Không phải người bệnh viêm cầu thận nào cũng xuất hiện những triệu chứng như trên, do đó, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ về dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận.

Thông tin Y tế cho biết, để có thể chuẩn đoán chính xác bệnh viêm cầu thận, người bệnh cần phải tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu để đo hồng cầu trong nước tiểu, tổn thương ở tiểu cầu, xét nghiệm máu để đo nồng độ sản phẩm chất thải như creatinin và urê huyết. Cần thiết làm thêm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc sinh thiết thận.

Thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng bệnh viêm cầu thận

Thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng bệnh viêm cầu thận

Điều trị bệnh viêm cầu thận như thế nào?

Việc phát hiện được nguyên nhân gây bệnh có liên hệ chặt chẽ tới việc điều trị bệnh, Cụ thể:

Nguyên nhân do huyết áp cao: Trường hợp này để có thể điều trị hiệu quả thì cần điều trị kiểm soát huyết áp bằng chế độ ăn hoặc các thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril, perindopril.

Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch tấn công thận Trường hợp này sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng nhóm thuốc điều trị corticosteroid để làm giảm đáp ứng miễn dịch hoặc còn cách khác nữa là thay huyết tương. Bên cạnh đó cần kiểm soát lượng protein, muối và kali trong chế độ ăn uống của bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.

Với những trường hợp bệnh nặng có nguy cơ suy thận, các bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật lọc máu và phương pháp điều trị cuối cùng là ghép thận. Đây đều là những phương pháp điều trị phức tạp với kinh phí điều trị không hề nhỏ.

Bệnh viêm cầu thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải là không có cách điều trị hay phòng ngừa. Quan trọng là người bệnh phát hiện bệnh sớm, tuân thủ điểu trị theo phác đồ được bác sĩ chuyên khoa đặt ra và phải có một chế độ ăn uống khoa học, cần hạn chế ăn muối, đồ chứa nhiều chất đạm, kiểm soát cân nặng trong giới hạn cho phép, nếu đang sử dụng thuốc lá, rượu bia hay chất kích thích khác thì nên bỏ để tránh gây tổn hại cho thận.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *