Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp
Bình chọn:

Bệnh huyết áp cao là một bệnh có chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ, tai biến, chết cơ tim cấp tính, suy tim, suy thận, rút ngắn tuổi thọ.

nhiem-khuan-ho-hap

Tăng huyết áp thứ phát ( tăng huyết áp triệu chứng).

Nguyên nhân thận

  • Viêm thận cấp, viêm thận mạn.
  • Hẹp động mạch thận.
  • Sỏi thận, lao thận.
  • Thận đa nang.

Nguyên nhân nội tiết

  • Tuyến thượng thận: U tuỷ thượng thận, cường vỏ thượng thận.
  • Tuổi mãn kinh: huyết áp tăng ít, sau một thời gian sẽ khỏi.

Nguyên nhân khác

  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Nhiễm độc thai nghén: Thường xảy ra vào tháng thứ 7, thứ 8 của thai kỳ
  • Hở van động mạch chủ: Tăng huyết áp tâm thu.
  • Do thuốc: Cam thảo, ACTH, …
  • Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp tiến triển chậm qua nhiều năm, nhiều giai đoạn như một bệnh mạn tính.

Những biến chứng thường gặp:

Ở mắt:

  •  Gây phù gai mắt, xuất tiết hoặc chảy máu võng mạc làm giảm hoặc mất thị lực.

Ở não:

  • Gây tai biến mạch máu não như: Chảy máu não, chảy máu màng não, nhũn não.

Ở tim mạch

  • Suy tim trái với các cơn khó thở kịch phát (cơn hen tim, cơn phù phổi cấp) dần dần gây suy tim toàn bộ.
  • Cơn đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Xơ vữa động mạch
  • Ở thận: Suy thận

Cách phòng chống bệnh cao huyết áp

 

1. Ăn nhiều rau quả

Theo Các chuyên gia Y khoa Việt Nam chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.

2. Ăn nhạt

Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ  là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.

bien-chung-cua-benh-tieu-duong1

3. Tập luyện

Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 – 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh tăng huyết áp.

4. Uống vừa phải đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.

5. Giảm stress

Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh tăng huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm huyết áp cao hiệu quả.

6. Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.

7. Kiểm tra nguồn nước dùng

Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước đang sử dụng.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?

Hiện tương tức ngực khó thở cảnh báo những bệnh lý gì?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *