Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Biểu hiện phổ biến của bệnh động mạch ngoại biên

Biểu hiện phổ biến của bệnh động mạch ngoại biên

Biểu hiện phổ biến của bệnh động mạch ngoại biên
5 (100%) 2 votes

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, do các mảng xơ vữa và huyết khối. Vậy các biểu hiện ở người mắc bệnh động mạch ngoại biên như thế nào?

Bệnh động mạch ngoại biên là gì?

Bệnh động mạch ngoại biên là nhóm bệnh tim mạch gây tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, do các mảng xơ vữa và huyết khối. Các động mạch đó không bao gồm mạch máu nuôi tim và não. 
Bệnh động mạch ngoại biên thường gặp nhất là các tổn thương động mạch vùng tiểu khung, chi dưới và chi trên. Về sinh bệnh học, tình trạng tắc nghẽn ở các mạch này cũng tương tự như tắc động mạch vành hay động mạch cảnh. Điểm khác biệt là vùng cấp máu của các động mạch: động mạch vành cấp máu cho cơ tim, động mạch cảnh cấp máu cho não còn các động mạch ngoại biên cấp máu cho các chi.

Nguyên nhân chính gây bệnh lý động mạch ngoại biên là hẹp tắc do mảng xơ vữa. Lòng mạch bị hẹp lại do lắng đọng mỡ và các chất khác trên thành mạch. Những chất lắng đọng này tạo nên mảng bám vào lớp nội mạc thành mạch tạo thành mảng xơ vữa, các mảng này phát triển dần gây hẹp và có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy trong lòng mạch. Bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên, bạn cũng có thể làm giảm nguy có cho nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Các biểu hiện ở người mắc bệnh động mạch ngoại biên

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết các biểu hiện của bệnh động mạch ngoại biên như sau:

  • Đau sẽ là các triệu chứng xuất hiện nhiều nhất với các mức độ và tính chất khác nhau.
  • Đau mạn tính, nhức nhối liên tục, âm ỉ diễn ra trong một thời gian dài.
  • Dấu hiệu đau cách hồi: Đau kiểu chuột rútở bắp chân xuất hiện sau khi đi bộ một đoạn bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ rồi mới đi tiếp, đau giảm hoặc hết đau khi nghỉ khoảng dưới 10 phút.
  • Nếu động mạch hoàn toàn bị tắc đoạn động mạch hoàn toàn, chân sẽ đau buốt nhiều và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
  • Tê bì, giảm cảm giác, chuột rút, nhức mỏi vùng tổn thương.
  • Nhợt là triệu chứng thường gặp, đi kèm với các điểm hoại tử đen, hoại tử khô ở đầu ngọn chi, có các biểu hiện hoại tử, thiểu dưỡng móng.
  • Lạnh, lạnh hơn chi bên lành nhưng không lạnh như thiếu máu cấp tính (do có các nhánh nuôi mới hình thành).
  • Nếu có vết loét thường lâu lành, dẫn đến hoại tử. Hoại tử ở bệnh động mạch chi dưới mạn tính có thể thấy với các biểu hiện hoại tử đen, khô, xung quanh ít viêm phù nề.
  • Một vài biểu hiện khác như yếu nhược cơ, dị cảm, buồn bực, bất lực vận động chi thể, chuột rút nhiều lần cả khi nghỉ.
  • Đối với nam giới, bệnh liệt dương có thể xảy ra nếu mạch máu dẫn máu đến dương vật bị bít tắc.
  • Có thể có đau bụng sau bữa ăn nếu có hẹp hoặc tắc các mạch máu vùng bụng như động mạch mạc treo, động mạch thân tạng, động mạch thận.

Điều trị bệnh động mạch ngoại biên

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, nguyên tắc điều trị bệnh động mạch ngoại biên là giảm triệu chứng đau và phòng những tiến triển xấu của bệnh như: cắt cụt chân, cơn đau thắt ngực hay đột quỵ. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị nào là thích hợp với bạn dựa trên tình trạng toàn thân và mức độ trầm trọng của bệnh.

Trong phần lớn các trường hợp, thay đổi lối sống, tập thể dục và dùng thuốc đều có thể làm chậm sự tiến triển hay đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Với những trường hợp tổn thương thiếu máu nặng, tuần hoàn bàng hệ kém, người bệnh có thể được xem xét điều trị bằng phương pháp can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nối để tránh biến chứng cắt cụt chi.

Việc lựa chọn biện pháp điều trị nào, dùng thuốc, đặt stent động mạch hay phẫu thuật sẽ căn cứ vào mức độ và tính chất tổn thương của bạn. Bác sĩ sẽ hội chẩn và quyết định xem phương pháp nào là thích hợp nhất với bạn.

Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?5 (100%) 1 vote Trẻ em …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *