Bệnh tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch có tỷ lệ người mắc tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng, bệnh có diễn biến âm thầm nhưng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm..
- Nhồi máu cơ tim cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cảnh báo biến chứng
- Những dấu hiệu rối loạn nhịp tim ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Trường Cao Đẳng Dược Tp hcm chia sẽ Lợi tiểu là nhóm thuốc có nhiều cơ chế tác dụng lên sinh lý thận. Từ đó làm tăng lượng nước tiểu được lọc ra từ máu. Thông qua đó thuốc làm giảm thể tích huyết tương và huyết áp của cơ thể
Một số loại thuốc phổ biến
Lợi tiểu quai: Furosemid, Torasemid…
Thuốc lợi tiểu giữ kali: Spironolactone, Amiloride…
Thuốc lợi tiểu thiazide: Hydrochlothiazide, Chlorothiazide…
Đối tượng sử dụng
Trong đó lợi tiểu quai là nhóm có tác dụng lợi tiểu mạnh được dùng điều trị kết hợp trong Bệnh Lý Tim Mạch. Ngoài ra do tác dụng hạ huyết áp mạnh nên thường dùng để hạ huyết áp nhanh khi cần. Thuốc lợi tiểu giữ Kali (kháng Aldosterol) do cơ chế đặc thù nên được sử dụng trong nhiều bệnh lý, đặc biệt trong suy tim. Thuốc lợi tiểu thiazide là thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài tác dụng hạ huyết áp, chúng có thể gây ra một sự giãn mạch nhẹ.
Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng không hợp lý thuốc lợi tiểu có thể gây một số tác dụng phụ như: rối loạn chuyển hóa glucose, gout, rối loạn điện giải: natri, kali, calci…
Thuốc chẹn beta Tác dụng, cơ chế hoạt động
Thuốc chẹn beta có cơ chế khóa thụ thể beta giao cảm của hệ thần kinh thực vật. Thụ thể beta có tác động lên hoạt động của tim (beta 1) và mạch máu (beta 2). Giảm ảnh hưởng của beta giao cảm làm huyết áp giảm.
Một số loại thuốc phổ biến
Thuốc chẹn beta hiện nay có rất nhiều nhóm nhưng chủ yếu phân loại thành 2 nhóm: chọn lọc và không chọn lọc beta.
Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Bisoprolol, Carvedilol…
Đối tượng sử dụng
Thuốc chẹn beta 1 có tác động chủ yếu lên hoạt động tim. Do đó nó thường được sử dụng phổ biến trong các bệnh lý tim mạch. Thuốc chẹn beta không chọn lọc có tác động lên cả thụ thể beta 2 và alpha. Do đó nhóm này còn được sử dụng trong một số bệnh lý đặc biệt khác.
Tác dụng phụ của thuốc
Chẹn beta có nhiều tác dụng phụ do tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong đó nguy hiểm có thể kể tới: co thắt phế quản, nhịp tim chậm… Ngoài ra còn có mất ngủ, trầm cảm, giảm khả năng sinh lý…
Tác dụng, cơ chế hoạt động
Thuốc ức chế men chuyển có cơ chể ngăn chặn việc chuyển angiotensin I thành angiotensin II. Agiotensin II do cơ thể sản xuất có tác dụng co mạch mạnh làm tăng huyết áp. Giảm chất này làm hạ huyết áp của cơ thể.
Một số loại thuốc phổ biến
Thuốc ức chế men chuyền dựa vào dược động học thường có các loại sử dụng 1 hay nhiều lần trong ngày. Phổ biến có Captopril hay được sử dụng để ngậm hạ áp, khi điều trị cần dùng 3 lần/ngày. Enalapril và Lisinopril là 2 thuốc có thể dùng 1 lần/ ngày… Nói chung nếu đúng chỉ định và liều thì các nhóm này không có khác biệt nhiều.
Đối tượng sử dụng
Thuốc ức chế men chuyển là thuốc đầu tay trong điều trị một số bệnh tim mạch quan trọng như: nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim. Ngoài ra thuốc có thể được chỉ định trong bệnh nhân đái tháo đường với tác dụng bảo vệ thận.
Tác dụng phụ của thuốc
Ho khan là tác dụng phụ nhẹ và thường gặp nhất của ACEi. Một số trường hợp có thể gặp phù mạch. Thuốc có thể làm tăng kali và creatinin máu. Do đó, đặc biệt cẩn trọng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng ở bệnh nhân có bệnh thận mãn.
Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB)
Thuốc ức chế thụ thể ngăn chặn tác động của Agiotensin II lên các cơ quan đích. Về cơ bản chỉ định, tác dụng và đối tượng của ARB giống ACEi. Tác dụng phụ và chống chỉ định cũng tương tự ACEi nhưng tỉ lệ thấp hơn.
Một số loại thuốc đang có mặt trên thị trường: Losartan, Olmesartan, Telmisartan, Valsartan…
Thuốc chẹn canxi
Tác dụng, cơ chế hoạt động
Thuốc ức chế kênh canxi có cơ chế ức chế các kênh ion canxi trong cơ thể. Gần như toàn bộ cơ quan có kênh canxi nên tác dụng của thuốc đa dạng. Tác dụng hạ áp là do thuốc làm giãn cơ trơn mạch máu gây hạ áp.
Một số loại thuốc phổ biến
Thuốc chẹn kênh canxi gồm 2 nhóm
Dihydropiridine (DHP) là thuốc hạ huyết áp phổ biến: Amlodipin, Felodipin… Thuốc có thể được chỉ định trong cơn đau thắt ngực, hội chứng Raynoud…
Non – Dihydropiridine (Verapamin và Diltiazem) có tác động lên điện sinh lý tim nên được sử dụng trong điều trị liên quan nhịp tim.
Tác dụng phụ của thuốc
Đau đầu là tác dụng phụ phổ biến của thuốc chẹn kênh canxi. Ngoài ra có thể gặp phù, khô miệng, táo bón…
Thuốc chẹn alpha
Thuốc chẹn alpha giảm hoạt động tại các thụ thể alpha giao cảm. Qua đó giúp giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp. Thuốc chẹn alpha có lợi trong tăng huyết áp kèm tăng lipid máu do tác dụng tăng HDL và giảm LDL. Ngoài ra thuốc còn được chỉ định trong khó tiểu do tăng sản tuyến tiền liệt. Một số thuốc chẹn alpha thường gặp là: Doxazosin, Prazosin, Terazosin,… Chẹn alpha có tác dụng phụ làm hạ huyết áp tư thế đứng hoặc ngất. Nên bắt đầu bằng liều thấp để hạn chế tác dụng phụ này. Ngoài ra còn gây chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau xương khớp,…
Thuốc chẹn alpha-beta
Nhóm thuốc này chủ yếu là ức chế beta được thêm vào hoạt tính kháng alpha (không chọn lọc). Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ tương tự từng loại riêng lẻ.
Kế hoạch điều trị bằng thuốc huyết áp như thế nào?
Tóm lại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ rõ điều trị huyết áp là quá trình lâu dài, cần sự phối hợp tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân. Sử dụng thuốc và phối hợp thuốc tùy thuộc vào mỗi người. Không được tự ý điều trị mà phải tuân theo y lệnh của bác sĩ. Tuy nhiên mỗi người cũng nên tìm hiểu cách sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp để tránh sai lầm.