Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Cần tránh ăn gì để phòng bệnh gout?

Cần tránh ăn gì để phòng bệnh gout?

Cần tránh ăn gì để phòng bệnh gout?
5 (100%) 1 vote

Hiện nay gout không chỉ là bệnh của người giàu mà người nghèo cũng có thể gặp phải. Vậy cần tránh ăn gì để phòng bệnh gout?

Cần tránh ăn gì để phòng bệnh gout?

Cần tránh ăn gì để phòng bệnh gout?

Theo thông tin y tế, bệnh gout gặp chủ yếu ở tuổi trung niên trở lên và tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Bạn có thể nhầm lẫn với một số bệnh khác và có thể làm gây ra biến chứng nguy hiểm khi bệnh kéo dài không được chữa trị.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gout

Bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây ra bệnh gout là do acid uric trong máu tăng cao. Những thay đổi bất thường của của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến chất acid uric được tạo ra nhiều hơn hoặc là sự lọc thải ra bằng đường tiểu không kịp. Khi acid uric tăng lên trong máu, chúng kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể urat và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp. Ngoài ra, acid uric còn có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như tổ chức dưới da hình thành các hạt tophy và lắng đọng ở thận gây nên sỏi thận.

Theo thống kê, bệnh gout đứng thứ 4 trong 15 bệnh khớp nội trú thường gặp nhất ở nước ta hiện nay. Nguyên nhân chính của bệnh gout là do bệnh lý rối loạn chuyển hóa chất purin có trong các tế bào của cơ thể làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối u rát tại khớp gây viêm khớp.

Ngoài ra, một số bệnh có thể gây ra bệnh gout như béo phí, bệnh thận, di truyền, huyết áp cao,…bởi những bệnh này có thể làm giảm khả năng bài tiết nước tiểu dẫn đến việc giảm đào thải acid uric.

Triệu chứng của bệnh gout là gì?

Theo kiến thức y học, bệnh gout thường xảy ra ở nam giới ở tuổi trung niên thường có cơn đau khớp cấp, đôi khi là đợt đau khớp tái phát và phần lớn bệnh nhân có uống rượu, bia thường xuyên.

Bệnh gout có những biểu hiện rõ rệt là: sưng, đỏ, nóng, đau tại một hay nhiều khớp. Khớp đau rất dữ dội, nhất là khi người bệnh uống rượu, ăn nội tạng động vật, hải sản và cơn đau trở nên đỉnh điểm nhất là khi về đêm. Khớp sưng đau hay gặp nhất là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân hoặc có thể gặp các khớp bàn chân, khớp gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Đó là các trường hợp điển hình xảy ra khi xuất hiện cơn gout cấp tính. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu tiên của gout thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ xét nghiệm máu thấy nồng độ acid uric trong máu cao.

Hầu hết các bệnh nhân đều nghĩ rằng việc điều trị dứt được cơn đau khớp thì bệnh đã khỏi nhưng thực bệnh gout vẫn đang phát triển từng ngày một nặng hơn và gây ra những biến chứng. Vì vậy, nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều, nặng hơn và biến chứng sẽ xuất hiện.

Những biến chứng bệnh gout gây ra

Những biến chứng bệnh gout gây ra

Những biến chứng bệnh gout gây ra

Khi mắc bệnh gout bạn có thể gặp biến chứng là bị sỏi thận. Khi sỏi thận kéo dài làm tổn thương thận gây ra suy thận, tăng huyết áp. Nếu như cso nhiễm trùng sẽ gây ra viêm nhận, áp-xe thận và gây suy thận. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi ở xung quanh khớp, nguy cơ gây biến dạng khớp gây đau đớn, cử động, đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và thậm chí gây tàn phế.

Một số trường hợp các hạt tophy có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nguy hiểm hơn là gây nhiễm khuẩn huyết.

Những thực phẩm người bệnh gout nên tránh ăn

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc dùng thuốc để điều trị bệnh gout nhằm mục đích cắt cơn đau khớp và hạn chế cơn gout tái phát. Vì vậy, phòng bệnh để hạn chế bệnh nặng hơn và hạn chế những cơn đau là điều cần thiết.

Vì vậy, thay đổi lối sống khoa học, tập những thói quen lành mạnh như không uống bia, rượu, giảm cân, uống đủ nước hàng ngày (khoảng 1,5 – 2l/ngày) hoặc hơn càng tốt nhằm tăng lượng nước tiểu đào thải acid uric. Không ăn các loại phủ tạng động vật (tim, gan, lòng, lá lách, thận), không ăn thịt đỏ (trâu, bò, chó), hạn chế ăn hải sản, nhất là cá trích, cá cơm, trứng cá.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?5 (100%) 1 vote Trẻ em …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *