Sắn dây là một món quà dân dã và quen thuộc với mỗi người dân, nhưng ít ai biết loại cây này còn là một vị thuốc quý trong Đông y.
- Bí ngô có thể ngăn ngừa đái tháo đường
- Tìm hiểu tác dụng của cây thuốc nam ngải cứu
- Những món ăn và đồ uống giúp giữ ấm và phòng bệnh vào mùa đông
Cây sắn dây
Cây sắn dây, từ loại dây leo mọc dại đến vị thuốc quý trong Đông y
Là cây thuốc nam quý, có dây leo quấn, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Sắn dây còn có tên gọi khác là cát căn, cam cát căn, củ sắn dây, phấn cát. Rễ cây phát triển thành củ dài, bột, nạc. Thân cây sắn dây có lông. Lá cây mọc kép có 3 lá chét hình trái xoan, có mui nhọn ngắn, nhọn sắc, có lông ở cả 2 mặt lá.
Hoa sắn dây thơm, có màu xanh tím, mọc thành chùm ở kẽ lá, lá bắc có lông. Quả giáp dẹt có màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
Cây sắn dây được trồng hoặc mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta. Thường được trồng vào tháng 3-4 đến hết tháng 11 là có thể đào lấy củ. Sau khoảng 2 năm trồng thì cây ra hoa, tháng 5-7 lúc chùm hoa đã có 2/3 hoa nở là có thể hái phơi khô để sử dụng.
Bộ phận sử dụng là rễ củ hay gọi là cát căn. Sau khi đào củ lên, rửa sạch đất, cắt bỏ phần vỏ ngoài, sau đó cắt khúc hoặc thái lát, xông diêm sinh rồi phơi hoặc sấy khô.
Cách chế bột sắn dây: Cạo vỏ củ sắn dây, giã nát lọc lấy nước, thêm nước lạnh rồi lấy khăn lọc lấy sạch bã, mỗi ngày để lắng rồi lại gạn, thay nước hàng ngày để bột không chua, cứ gạn lọc như thế trong vòng 1 tháng đến khi thấy nước trong khuấy không đục nữa , sau đó đổ bột ra miếng vải trên sạp khô phơi thành bột.
Theo Y học cổ truyền Hà Nội, sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng thông đại tiểu tiện, thanh nhiệt, giải độc. Hỗ trợ điều trị rối loạn động mạch vành, huyết áp cao, lỵ ra máu,…
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ sắn dây
Chữa viêm thanh quản, viêm họng
Lấy thân cây sắn dây đốt cháy không hoàn toàn, sau đó đem tán nhuyễn rồi hòa với nước uống dần sẽ rất hiệu quả trong điều trị viêm thanh quản và viêm họng.
Thanh nhiệt cơ thể
Lấy bột sắn dây pha với nước sôi để nguội, cho vào nước chút đường, chanh thành nước uống giải khát ngon, bổ dưỡng, thanh nhiệt cơ thể.
Chữa rôm sảy cho trẻ
Lấy 10-15g sắn dây hòa với 200ml nước rồi đem nấu chín, vừa nấu vừa quấy đều tay, sau đó cho trẻ ăn vào mùa hè sẽ hết rôm sảy.
Trị cảm sốt, không ra mồ hôi
Lấy 8-9g bột sắn dây, 4g quế chi, 5g sinh khương, 4g thược dược, 4g cam thảo, 5g đại táo, cho tất cả vào đun với 650ml nước, đun cho đến khi còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng
Lấy củ sắn dây tươi và ngó sen tươi, mỗi loại lấy một lượng bằng nhau, đem gĩa nát rồi vắt lấy nước cốt, trộn đều rồi uống.
Sốt nóng, cảm nắng, nôn ọe, khát nước
Lấy 12g bột sắn dây hòa nước đun sôi để nguội rồi thêm đường uống. Hoặc cũng có thể dùng 20g cát căn, 12g đậu ván sao vàng, đem giã nát rồi sắc lấy nước uống trong ngày.
Chữa cảm mạo, lạnh ít nóng nhiều
Lấy 8g sắn dây, 4g sài hồ, 4g bạch chỉ, 4g hoàng liên, 4g thược dược, 2g cát cánh và 2g cam thảo, 8g thạch cao, 3 lát sinh khương, 2 quả đại táo, tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.
Điều trị sởi mới phát
Lấy 12g sắn dây, 12g ngưu bàng tử, 12g kinh giới, 16g liên kiều, 8g cát cánh, 8g uất kim hương,4g cam thảo, cho tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.
Trị rắn cắn
Lấy lá sắn dây giã nát, lọc lấy nước uống, còn lại bã dùng đắp lên vết cắn. Sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.
Bác sĩ YHCT lưu ý khi sử dụng sắn dây
Theo Y Khoa Việt thì do bột sắn dây có tính hàn rất mạnh, vì vậy khi cho trẻ nhỏ uống nên quấy bằng nước sôi cho chín, để vừa giảm tính hàn vừa để giúp trẻ dễ hấp thụ hơn.
Nếu cơ thể đang có cảm giác mệt mỏi, tụt huyết áp, chân tay lạnh, thì tuyệt đối không được uống bột sắn dây.
Ngoài ra, phụ nữ có dấu hiệu động thai, co bóp tử cung thì cũng không được sử dụng bột sắn dây, còn đối với những người khỏe mạnh cũng không nên uống quá 2 ly sắn dây trong 1 ngày.
Bạn có thể pha bột sắn dây với đường trắng cùng nước sôi để nguội, cho thêm một chút nước cốt chanh hoặc quất. Mùa hè có thể cho thêm đá để giải nhiệt. Bên cạnh đó, các bác sĩ YHCT cũng cho biết, bên cạnh bột sắn dây pha nước uống tốt thì củ sắn dây tươi luộc ăn tốt cho tỳ vị và giải nhiệt cơ thể.
Săn dây có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên mọi người cần phải sử dụng một cách điều độ. Nếu không sẽ gây ra những tác dụng ngược cho sức khỏe.