Bí ngô là một trong những thực phẩm tốt dành cho người mắc bệnh đái tháo đường bởi nó giúp hạ đường huyết trong máu, ngăn ngừa bệnh phát triển.
- Dấu hiện nhận biết tình trạng xuất hiện cục máu đông
- Cần tránh ăn gì để phòng bệnh gout?
- Sau khi sử dụng thuốc kháng sinh thì nên ăn gì?
Bí ngô có thể ngăn ngừa đái tháo đường
Công dụng của bí ngô
Theo thông tin y tế, bí ngô còn có tên gọi khác là bí đỏ. Đây là thực phẩm có hàm lượng chất sắt, muối khoáng và axit hữu cơ cao. Đặc biệt, từ xưa ngọn bí, hoa bí, quả bí (quả non và quả chín) là thực phẩm hàng ngày và hạt bí ngô dùng để trị giun sán.
Trong nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong bí đỏ có nhiều nhiệu loại vitamin A, B, C, E, D, PP… tốt cho da và não bộ, tăng cường các hoạt động về hệ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, bí đỏ còn chứa nhiều chất xơ và đường tự nhiên, hàm lượng calo thấp không gây béo phì.
Trong Đông y, bí đỏ là một vị thuốc có tên gọi là nam qua. Có tính bình, vị ngọt quy kinh tỳ, vị và đại trường. Tác dụng bổ khí, kiện tỳ, hòa vị, sinh tân, chỉ khát và nhuận tràng, có tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu đờm, giảm đau, được dùng để chữa sưng viêm do côn trùng đốt… Bí đỏ cũng được xem là một trong những thực phẩm bổ não, ăn thường xuyên sẽ giúp phòng bệnh viêm màng não. Hạt của bí đỏ cũng được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa trị giun sán…
Các nhà khoa học Nhật Bản còn phát hiện trong bí đỏ có nhiều thành phần carotene có tác dụng làm sáng mắt. Theo nghiên cứu, trong 100g bí đỏ có thể có tới 1.500 đơn vị vitamin A và khoảng 10g axit glutamic- một chất được coi là tăng cường trí thông minh. Các nghiên cứu còn cho biết, bí đỏ có tác dụng tốt trong việc phối hợp với thuốc để điều trị các bệnh cao huyết áp, viêm gan, béo phì, đái tháo đường…
Ăn bí ngô tốt cho người bị đái tháo đường
Ăn bí ngô tốt cho người bị đái tháo đường
Theo kiến thức y học, bí ngô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là một bài thuốc tốt cho bệnh đái tháo đường.
Trong bí đỏ có D-chiro-inositol và các chất chống oxy hóa giúp tăng nồng độ insulin, làm giảm lượng đường glucose trong máu và giảm các thiệt hại do đường glucose tạo ra ở các tế bào tụy beta. Kết quả là các tế bào này ít bị hỏng hơn nên có thể tái sinh và sản xuất insulin.
Mặt khác, beta-caroten trong bí đỏ còn có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hoá của chất lipoprotein gây nên mảng xơ vữa động mạch, ngăn cản sự hình thành cholesterol LDL (cholesterol xấu), ngăn chặn xơ động mạch, giúp glucose phân tán được ra khỏi mạch máu để đến các mô, từ đó làm giảm glucose huyết.
Tuyến tụy là cơ quan sản sinh ra insulin và điều đặc biệt, bí đỏ giúp phục hồi tuyến tụy và có khả năng chữa khỏi bệnh đái tháo đường.
Hơn nữa, hàm lượng glucid của bí đỏ khá thấp (6.1g/100g), chỉ tương đương với hàm lượng glucid trong cùi dừa già hoặc su hào (6.2g/100g) nên rất được ưa chuộng trong thực đơn của người đái tháo đường. Ngoài ra, bí đỏ giàu vitamin và khoáng chất, nhưng lại cung cấp khá ít năng lượng (100g bí đỏ chỉ cung cấp 27Kcal) nên khá được trọng dụng trong các thực đơn giảm cân mà người đái tháo đường thừa cân đang cần.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, bí đỏ giàu coban, trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy chức năng tạo máu, và tham gia vào việc tổng hợp vitamin B12 giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bí ngô cũng có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy và hoàn toàn có khả năng chữa khỏi đái tháo đường.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, trong bí ngô chứa nhiều các chất bổ ích cho cơ thể như adenine, pentosanm có tác dụng thúc đẩy bài tiết tuyến insulin. Người mắc bệnh mỗi ngày nên nấu khoảng 100g bí đỏ để cải thiện tình trạng bệnh.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn