Tam cá nguyệt thứ 3 hay còn gọi là giai đoạn cuối của thai kỳ là giai đoạn phát triển bứt phá về cân nặng và chiều cao của thai nhi. Từ tháng thứ 6 trở đi mỗi tuần bé sẽ phát triển từ 0.25-0.5 kg. Ba tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian các bộ phận bắt đầu trưởng thành.
Chăm sóc bà mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ
Một số mốc thời gian quan trọng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Dược sĩ tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ:
- Tuần thứ 28 thai nhi có thể hé mí mắt một phần. Hệ thần kinh trung ương đã có thể điều chỉnh các cử động thở và điều hòa nhiệt độ. Thai nhi lúc này dài khoảng 25cm và nặng khoảng 1000 gram.
- Tuần thứ 29 thai nhi lúc này đã biết đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm, ghì.
- Tuần thứ 30 thai nhi dài khoảng 27 cm và nặng khoảng 1300 gram. Tóc thai nhi lúc này mọc tốt, tủy xương phát triển.
- Đến tuần thứ 31 các bộ phận của thai nhi đã bắt đầu phát triển và hoàn thiện. Thai nhi lúc này sẽ nặng khoảng 1,5kg và dài khoảng 42 cm.
- Cho tới khi tuần thứ 32 móng chân của thai nhi bắt đầu nhìn thấy được. Lớp lông tơ mềm bao quanh sẽ rụng dần.
- Thai nhi sẽ dài thêm 1cm và tăng 400gram so với 2 tuần trước. Tuần tuổi thai nhi này bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra dị tật thai nhi lần cuối. Lúc này đồng tử thai nhi thay đổi kích thước để đáp ứng lại các kích thích ánh sáng. Xương trở nên chắc khỏe hơn tuy nhiên xương sọ vẫn mềm và yếu
- Tuần thứ 34-36 các bộ phận khác đã hoàn thiện. Móng tay sẽ mọc trùm kín các đầu ngón tay. Lúc này làn dáex hồng hào và trở nên mũm mĩm.
- Đến tuần thứ 37 tay trở nên hoàn thiện hơn và vững chắc. Thai nhi lúc này sẽ quay đầu về hướng tiểu khung.
- Những tuần 38-39 thai nhi lúc này chu vi vòng đầu bằng chu vi vòng bụng. Móng chân mọc dài chùm kns đầu ngón chân. Hầu như toàn bộ lớp lông đã rụng khỏi cơ thể. Cân nặng thai nhi lúc này sẽ ổn định ở khoảng 2900 gram đến 3300 gram.
- Đến tuần thứ 40 người mẹ chắc sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất ngủ, lúc này sẽ ngừng tăng cân và giảm cân. Rất dễ bị đau lưng, chuột rút và co thắt tử cung. Lúc này thai dài khoảng 48 đến 52 cm, nặng khoảng 3000-3500 gram.
Khi thai nhi lớn đồng nghĩa với việc mẹ bầu rất khó chịu cảm thấy nặng nề khó thở, khó ngủ, đau lưng hay chuột rút… Chằn chọc cả đêm không ngủ được và có khi cả đêm đi vệ sinh 5-6 lần. Chỉ những mẹ bầu mới hiểu.
Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Tuần thai thứ 30-32 tuần thường sẽ siêu âm hình thái thai nhi giai đoạn này chủ yếu để đánh giá sự phát triển của thai nhi, ngôi thai, nước ối, bánh rau, dây rốn …Ngoài ra, siêu âm ở giai đoạn này còn phát hiện một số bất thường muộn của thai nhi đặc biệt là ở hệ tiết niệu và ở não thai nhi nên siêu âm ở thời điểm ba tháng cuối cũng hết sức quan trọng.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Hộ sinh tại Hà Nội và TP.HCM
Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ
Theo tổng hợp tại mục kiến thức y khoa thì, trong 3 tháng cuối, mẹ bầu nên tăng khoảng 3kg là hợp lý. Trong chế độ ăn cần phải có đầy đủ các nhóm chất protein, canxi, sắt, axit folic, đặc biệt là omega3 rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì 3 bữa chính. Không nên bỏ bữa hay nhịn ăn. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời giúp quá trình cho con bú sau khi sinh thuận lợi hơn. Cần uống nhiều nước, không nên ăn mặn để tránh huyết áp cao và bị phù nề. Bổ sung chất béo cho cơ thể từ những loại thực phẩm tự nhiên như các loại hạt và quả như quả bơ, hạt lanh, quả óc chó, rau quả lá xanh, cây họ đậu, đặc biệt là đậu nành hoặc có trong các loại cá như cá hồi và cá thu…. Ăn nhiều rau và trái cây ngừa táo bón. Bổ sung thêm chất sắt trong thực đơn hàng ngày và các viên uống tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Ăn chín uống sôi, ăn những đồ sạch tránh ăn đồ ăn sống.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn – Biên tập và viết bởi Cử nhân y khoa Trần Hương Ly