Danh mục
Trang chủ >> Chưa được phân loại >> Hường điều trị và phòng bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng

Hường điều trị và phòng bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng

Hường điều trị và phòng bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng
Bình chọn:

Theo hiệp hội y khoa Việt Nam điều tra trong những năm gần đây, bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng.

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng

Phải điều trị nội khoa đúng cách và đầy đủ, nếu không có kết quả mới phẫu thuật, khi phẫu thuật thì cắt dây thần kinh phế vị trước, nếu không đỡ thì mới đặt vấn đề cắt dạ dày.

benh-loet-da-day-ta-trang-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri

Khi điều trị nội khoa cần phải tuân thủ theo:

             + Điều trị tấn công khi ổ loét đang tiến triển.

             + Điều trị duy trì sau khi điều trị tấn công.

             + Phải đánh giá bằng kết quả nội  soi.

Các thuốc thường dùng

Thuốc tác động lên vỏ não: như Diazepam, Primperan…

Thuốc ức chế bài tiết HCl

– Thuốc ức chế lên dây thần kinh X:

  + Kháng Cholinergic, atropine.

  + Kháng cơ quan cảm thụ M1 như Gastrozepine…

– Thuốc kháng H2: Như Cimetidine, Ranitidine….

– Thuốc ức chế bơm Proton: như Lanzoprazol, Omeprazol…

– Prostaglandine: có hai tác dụng; chống bài tiết và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thuốc kháng acide: trung hòa ion H+ của HCl như Maalox cần phải uống nhiều lần trong ngày.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: vừa bảo vệ niêm mạc vừa làm lành sẹo, các thuốc đó là: Bismuth, Sucralfat.

Thuốc diệt HP: Amoxicilline, Tinidazole…

Chế độ ăn và nghỉ ngơi: không nên ăn các chất kích thích và gia vị, không uống rượu bia, hút thuốc lá. Hạn chế lao động nặng, tránh căng thẳng thần kinh.

Biện pháp đề phòng viêm loét dạ dày- tá tràng

Để phòng bệnh đau dạ dày và bảo vệ sức khỏe, bạn không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm đặc biệt là những thực phẩm là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày bao gồm:

xuat-huyet-da-day-1-600x400

– Thực phẩm có chứa nhiều axit như cam, chanh, cóc, xoài xanh, dưa muối,… khi ăn những thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày lâu dần gây nên bệnh đau dạ dày;

– Thực phẩm có tính cay nóng như ớt, mù tạt, tiêu, hành,… khiến dạ dày kích thích tiết nhiều dịch vị gây hại cho dạ dày;

– Muối và thực ăn có nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày;

– Hạn chế uống cà phê: Bạn uống nhiều cà phê sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày gây nên bệnh đau dạ dày;

– Nước ngọt có gas: Bởi vì cácbonnat dưới dạng khí trong các loại nước này sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm đến các bộ phận trong cơ thể như tim, mật, gan và đặc biệt là dạ dày nữa đấy. Hãy thay thế nước ngọt có gas bằng các loại nước ép hoa quả tươi, trà thảo dược tốt cho sức khỏe nhé;

– Tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh xa môi trường có khói thuốc, không uống rượu, bia và đồ uống có cồn: đây là những thực phẩm gây hại nguy hiểm cho dạ dày mà nó còn là “thủ phạm” hủy hoại sức khỏe, là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư thường gặp nữa đấy.

Nguồn :  Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Bị kiến ba khoang đốt phải làm sao?

Bị kiến ba khoang đốt phải làm sao?5 (100%) 1 vote Hiện đang là thời …