Danh mục
Trang chủ >> Bệnh học >> Làm thế nào để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả?

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả?

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả?
5 (100%) 1 vote

Bệnh truyền nhiễm là những bệnh do vi rút,  vi khuẩn, vi sinh vật gây ra. Các loại tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người và lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm là điều mà mọi người đều quan tâm.

Trẻ nhỏ là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm
Trẻ nhỏ là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm

Đặc trưng của bệnh truyền nhiễm

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp với sức khỏe con người bao gồm: Sốt virus, cảm cúm, quai bị,viêm gan, tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi…

Các nguồn gây bệnh truyền nhiễm thường gặp là:

  • Lây truyền qua đường hô hấp: ho, hắt hơi, nước tiểu, đờm nhày… như cảm cúm, quai bị, bệnh hô hấp
  • Lây qua đường tiêu hóa: Ăn phải các nguồn bệnh trong thức ăn, virus đường ruột như vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng…
  • Lây qua vết cắn của côn trùng như sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết…
  • Lây qua đường tình dục, truyền máu, tiêm chích: HIV, giang mai, viêm gan B, lậu…
  • Lây truyền  qua vết cắn của động vật: bệnh dại cho chó cắn, bệnh chuột cắn…
  • Lây truyền từ mẹ sang con: HIV, giang mai, viêm gan B…
Muỗi - tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
Muỗi – tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

Biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả

Tiêm vắc-xin

Tỷ lệ người thực hiện tiêm phòng vắc xin càng cao thì số người miễn dịch với bệnh truyền nhiễm càng lớn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng nhỏ.

Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, tuy nhiên việc tiêm phòng cần được thực hiện theo lịch tiêm phòng và khi cơ thể đang khỏe mạnh.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Để bảo vệ cơ thể trước những nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân sau:

  • Rửa tay đúng cách sau khi vệ sinh, tiếp xúc với đồ vật và trước khi ăn.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng.
  • Giữ sạch cơ thể, tắm rửa thường xuyên với xà bông hoặc sữa tắm.
  • Đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người.
Tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm
Tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm

Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Bảo quản đồ ăn cẩn thận, tránh ruồi, muỗi, kiến..
  • Không dùng chung đồ dùng chế biến thức ăn sống và chín.
  • Không ăn bốc, nắm bằng tay.

Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng chống các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn…

Vệ sinh môi trường

Vệ sinh môi trường là cách hiệu quả và quyết liệt để ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của muỗi, bọ gậy và các loại côn trùng khác.

Cần thực hiện các biện pháp xử lý và thu gom rác thải, phun hóa chất diệt muỗi, tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi…

Thực hiện đời sống, quan hệ lành mạnh

Sống lành mạnh, chung thủy có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, viêm gan B… Khi quan hệ nên sử dụng bao cao su. Không tiêm chích ma túy, không quan hệ với người bán dâm…là cách để bảo vệ sức khỏe của bạn trước mối nguy hiểm từ các bệnh truyền nhiễm.

Khi có các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm, mỗi người nên chủ động đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh lây truyền bệnh cho những người xung quanh.

Hoàng Thu – Ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi là gì?5 (100%) 1 vote Trẻ em …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *