Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Một số thông tin cần biết về thuốc Gentamicin

Một số thông tin cần biết về thuốc Gentamicin

Một số thông tin cần biết về thuốc Gentamicin
5 (100%) 1 vote

Gentamicin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, có thể sử dụng theo nhiều đường khác nhau, hoạt động dựa trên cơ chế ức chế quá trình tổng hợp protein để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Một số thông tin cần biết về thuốc Gentamicin

Sau đây là một số thông tin cần biết về thuốc Gentamicin, các bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Thông tin về thuốc Gentamicin

Theo Thông tin y tế: Gentamicin có tên hoạt chất Tobramycin, là một kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm thuốc kháng sinh aminoglycosid. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Được dùng theo đường tiêm, nhỏ mắt, nhỏ tai và phối hợp với các thành phần khác trong dạng kem, mỡ bôi ngoài da.

Chỉ định của thuốc Gentamicin

Gentamicin được dùng để điều trị bệnh lý liên quan đến nhiễm vi khuẩn. Thuốc thường được dùng cho trường hợp sau:

  • Nhỏ mắt: Gentamicin được dùng đơn độc hoặc phối hợp với corticoid để điều trị nhiễm khuẩn giác mạc, chắp lẹo, viêm bờ mi, tổn thương do dị vật rơi vào mắt, trước & sau khi phẫu thuật nội nhãn…
  • Đường tiêm: Gentamicin được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các kháng sinh khác (beta-lactam) và/hoặc metronidazole để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng như: nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn xương khớp, tiết niệu, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm.
  • Bôi ngoài da: Gentamicin được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc kháng sinh, kháng nấm và corticoid để điều trị các bệnh ngoài da.

Ngoài ra, Gentamicin thường được kết hợp với thuốc penicillin, clindamycin, metronidazol, quinolon để nâng cao khả năng kháng khuẩn.

Chống chỉ định và thận trọng của thuốc Gentamicin

Không dùng Gentamicin cho những trường hợp sau đây:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với Gentamicin
  • Dị ứng với các thuốc cùng nhóm aminoglycoside.
  • Nhược cơ
  • Hội chứng Parkinson
  • Người có tổn thương thính giác, gan, thận.

Thận trọng đối với một số đối tượng có các bệnh liên quan như:

  • Bệnh thận
  • Hen phế quản hoặc dị ứng sulfite
  • Bệnh thần kinh – cơ
  • Rối loạn cân bằng điện giải
  • Mất nước
  • Bệnh mắt do nấm hoặc virus

Một số thông tin cần biết về thuốc Gentamicin

Tác dụng phụ của thuốc Gentamicin

Đối với đường tiêm thường có một số biểu hiện:

  • Dáng đi không vững
  • Buồn nôn, chán ăn, sút cân
  • Chóng mặt, hoa mắt, mất điều hòa vận động
  • Nghe kém

Đối với đường dùng tại chỗ: thường gây kích ứng nhẹ, rất ít khi gây ra các tác dụng phụ khác.

Tuy nhiên, theo Dược sĩ Lê Anh Đào – GV Cao đẳng Dược cho biết nếu có các triệu chứng sau đây xuất hiện thì bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:

  • Điếc hoặc có tiếng gầm trong tai
  • Thở yếu, thở nóng
  • Co rút cơ, căng cơ
  • Sốt, lở loét trong miệng, sưng đỏ nướu răng, khó nuốt
  • Đau đầu dữ dội, tiếng vo vo trong tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tầm nhìn, đau sau mắt
  • Cảm giác tê liệt hoặc ngứa ran
  • Co giật
  • Lú lẫn, yếu người, đau xương, tiểu nhiều
  • Tiểu ít hoặc không tiểu, tiểu đau, tiểu khó, sưng bàn hoặc cổ chân, mệt mỏi hoặc khó thở
  • Nóng, nhức hoặc kích ứng mắt, đau, sưng, khó chịu, chảy ghèn, mắt nhạy cảm ánh sáng..

Liều dùng của thuốc Gentamicin

  • Đối với đường tiêm: Gentamicin được dùng để tiêm bắp, có thể tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch nhưng liều lượng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nhỏ mắt: 1 lần/1 giọt, mỗi lần các nhau 2h đến khi kiểm soát triệu chứng, sau đó giảm số lần dùng xuống 3-4 lần/ngày, dùng tiếp tục đến 2 ngày sau khi khỏi bệnh.
  • Nhỏ tai: Điều trị nhiễm khuẩn ống tai ngoài, nhỏ 2-3 giọt vào tai, ngày 4-5 lần (3-4 lần trong ngày và 1 lần trước khi đi ngủ).
  • Bôi ngoài da: Gentamicin đơn độc ít được dùng mà thường được phối hợp với các kháng sinh, kháng nấm và coricoid.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *